1. Trang chủ
  2. »
  3. Tin tức
  4. »
  5. Thủ tục doanh nghiệp
  6. »
  7. Tư vấn đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe

Tư vấn đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe

Bạn đang gặp khó khăn khi đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe. Vậy mở tiệm cafe thì đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào? Bài viết sau đây hướng dẫn bạn thủ tục mở quán cafe nhanh chóng.

đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe

1. Thị trường kinh doanh cafe Việt Nam

Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, rất nhiều các thương hiệu cafe với mô hình cả lớn và nhỏ, đều tranh nhau ra mắt các chuỗi cửa hàng cafe tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Bên cạnh đó còn có cả những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ với 1 cơ sở duy nhất. Có thể thấy rằng, nhu cầu thưởng thức cafe ngon của người tiêu dùng ngày càng lớn, ngoài ra còn có những yếu tố phụ như không gian đẹp, giá cả phù hợp với túi tiền đặc biệt của sinh viên,… Nhìn chung, lĩnh vực kinh doanh cafe vẫn đang phát triển rất tốt và được đánh giá sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo.

Do lợi nhuận mang lại từ việc kinh doanh cafe và người sáng lập có thể thỏa sức sáng tạo, gây dựng thương hiệu riêng nên nhiều cá nhân, tổ chức vẫn mong muốn mở ra cơ sở kinh doanh cafe của riêng mình. Tuy nhiên, cũng vì sự ra đời ồ ạt, cùng lúc của nhiều thương hiệu mà vấn đề về tính độc quyền. Để giải quyết vấn đề này. Bước căn bản đầu tiên các cá nhân, tổ chức mong muốn mở tiệm kinh doanh cafe cần lưu ý là đăng ký Giấy phép kinh doanh cho cơ sở kinh doanh của mình, để từ đây, những vấn đề về thủ tục pháp lý có thể giải quyết một cách rõ ràng và nhanh chóng.

2. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe

Đầu tiên, cá nhân – tổ chức có ý định kinh doanh cafe cần xác định mô hình kinh doanh mà mình nhắm đến là loại hình nào.

  1. Cafe mang đi (Cafe take-away): là mô hình kinh doanh nhỏ, độc lập, linh động. Thường hoạt động vào giờ cao điểm buổi sáng. Đối tượng nhắm đến là nhân viên văn phòng, công nhân, học sinh – sinh viên,… trên đường di chuyển đến công ty, công xưởng, công trường, trường học.
  2. Cafe bệt, cafe vỉa hè: cũng giống như cafe mang đi, đây là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ. Thường xuất hiện ở các thành phố, đô thị lớn. Là một trong những nét đặc trưng của Việt Nam. Đã và vẫn đang tiếp tục là loại hình cafe được các bạn trẻ giành nhiều sự quan tâm.
  3. Cafe sân vườn: mô hình kinh doanh cỡ trung – lớn. Cần vốn đầu tư lớn hơn 2 loại hình 1 và 2, đặc biệt là 
  4. Thương hiệu cafe.

Đối với 2 loại hình 1 và 2 thì không cần đăng ký kinh doanh vì là mô hình nhỏ và hoạt động thương mại độc lập. Tuy nhiên, với loại hình 3 và 4 thì các cá nhân, tổ chức cần lưu ý đến việc đăng ký kinh doanh để có thể hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.

Sau khi đã xác định được mô hình kinh doanh cafe của mình thuộc loại hình 3 – 4, các cá nhân, tổ chức bắt tay vào việc thành lập hồ sơ để xin Giấy phép kinh doanh hay còn gọi là Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để xin được loại giấy này, cần chuẩn bị:

  1. Nộp Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
  2. Bản sao chứng minh thư nhân dân của cá nhân, người đại diện về mặt pháp luật;
  3. Hợp đồng thuê mặt bằng (nếu có);

Xem thêm: Tư vấn giấy phép kinh doanh nhà hàng

3. Xin giấy phép vệ sinh anh toàn thực phẩm (VSATTP) quán cafe

Tuy cafe hạt thuộc danh mục sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng cafe dạng nước và các sản phẩm khác có chứa cafe thì lại thuộc quản lý của Bộ Công thương. Vì thế để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các cá nhân – tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi đến Bộ Công thương.

Sau khi có được Giấy đăng ký kinh doanh, cá nhân – tổ chức mong muốn thành lập cơ sở kinh doanh cafe cần tiến hành xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP). Vì hoạt động kinh doanh cafe thuộc danh mục kinh doanh ăn, uống, vì thế để thủ tục đăng ký kinh doanh hoàn thiện thì các cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau để xin Giấy Phép an toàn vệ sinh thực phẩm:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm;
  2. Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao);
  3. Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở;
  4. Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh;
  5. Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối;
  6. Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở;
  7. Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý;
  8. Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.

4. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe tại Bảo Tín

Để tiết kiệm thời gian cho các cá nhân – tổ chức mong muốn sở hữu giấy phép kinh doanh quán cafe, và vì các thủ tục hành chính rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Vì thế Công ty Bảo Tín cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Bảo Tín có thể hỗ trợ xin Giấy phép kinh doanh nhanh hơn thời gian quy định.

Để được tư vấn chi tiết hơn, liên hệ Bảo Tín.

Block "so-dien-thoai" not found

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.