Thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam là bước không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Thành lập công ty mang lại nhiều lợi ích về mặt pháp lý và đảm bảo được pháp luật bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp. Tại bài viết này, cùng Bảo Tín tìm hiểu tất tần tật quy trình thành lập công ty bao gồm hồ sơ và thủ tục ra sao nhé!
➨ Tham khảo ngay: Dịch vụ thành lập công trọn gói, giá rẻ chỉ từ 3 ngày
Khi nào nên thành lập công ty?
Doanh nghiệp thường phân vân với quyết định “Khi nào nên thành lập công ty?”. Việc lựa chọn thời điểm “vàng” để kinh doanh, đây cũng chính là quyết định đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông thường việc tiến hành thủ tục thành lập công ty dựa trên các yếu tố sau:
- Việc kinh doanh của bạn cần xuất các loại hóa đơn giá trị gia tăng
- Khi bạn ký kết hợp đồng kinh doanh và cần tư cách pháp nhân theo quy định của Pháp Luật
- Bạn muốn kinh doanh hợp pháp theo Pháp Luật và không muốn bị phạt trong quá trình kinh doanh
- Cơ hội kinh doanh và tiềm năng phát triển của thị trường.
Đây là các yếu tố tất yếu để doanh nghiệp đánh giá và dự tính được kết quả kinh doanh, cũng như đo lường được khả năng thu lợi nhuận và chọn thời điểm phù hợp để mở công ty. Nếu bạn đang ấp ủ dự định kinh doanh và chưa biết bắt đầu từ đâu, hay lo lắng về các vấn đề pháp lý khi tiến hành thủ tục thành lập công ty? Hãy liên hệ ngay với Bảo Tín thông qua số hotline 0786440486 để được tư vấn chi tiết về gói Thành lập công ty trọn gói nhé!
Thành lập công ty cần những điều kiện gì?
Qua từng năm, điều kiện thành lập công ty đã được cập nhật. Chủ doanh nghiệp khi muốn thành lập công ty cần tham khảo và nắm rõ các điều kiện sau theo quy định của Pháp Luật. Cùng Bảo Tín điểm qua các điều kiện thành lập công ty mới nhất dưới đây:
- Điều kiện về người đại diện pháp luật và chủ sở hữu: Hầu hết các tổ chức và cá nhân đều được pháp luật Việt Nam công nhận quyền thành lập công ty và quản lý doanh nghiệp, chỉ cần: Đủ 18 tuổi, có chứng minh nhân dân hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn và không thuộc nhóm đối tượng bị cấm thành lập công ty.
- Quy định về Địa chỉ công ty: Nhằm đáp ứng quy định về điều kiện thành lập công ty mới nhất thì địa chỉ lựa chọn đặt trụ sở chính khi làm thủ tục thành lập công ty là địa chỉ phải được xác thực và không phải là chung cư/ căn hộ sử dụng để ở
- Quy định về Vốn điều lệ: Vốn điều lệ là vốn do chủ doanh nghiệp, chủ sỡ hữu, các thành viên cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong thời hạn nhất định được ghi đầy đủ trong điều lệ công ty. Chủ doanh nghiệp tiến hành khai báo vốn điều lệ doanh nghiệp khi làm thủ tục thành lập công ty
- Quy định về Xác định ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh để đăng ký làm thủ tục thành lập công ty, miễn ngành nghề này được Pháp Luật cho phép và doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu, điều về kinh doanh ngành nghề đó. Các ngành nghề thuộc danh sách cấm của pháp luật thuộc Điều 6 Luật Đầu tư Doanh nghiệp thì không được phép đăng ký kinh doanh.
- Quy định về Xác định loại hình công ty: Hiện nay, doanh nghiệp có thể tự do quyết định và lựa chọn 1 trong 5 hình thức kinh doanh để tiến hành thủ tục thành lập công ty như sau: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.
Nộp hồ sơ thành lập công ty ở đâu?
Tính tới thời điểm hiện tại, nộp hồ sơ làm thủ tục thành lập công ty có thể được tiến hành qua 3 phương pháp như sau (Đối với các doanh nghiệp tại TPHCM), Còn đối với các tỉnh, thành khác chủ doanh nghiệp xác định rõ cơ quan có thẩm quyền như Sở KH&ĐT hoặc cổng thông tin Quốc Gia để tránh mất thời gian khi đăng ký doanh nghiệp:
- Cách 1: Phòng Đăng ký kinh doanh trực tiếp tại địa chỉ 32 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cách 2: Thông qua sử dụng dịch vụ bưu chính.
- Cách 3: Đăng ký trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Quy trình, thủ tục thành lập công ty mới nhất (kể từ 01/01/2024)
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết để làm hồ sơ
Tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau, các danh mục giấy tờ được yêu cầu phải chuẩn bị trong bộ hồ sơ xin đăng ký Thành lập công ty có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung, có một số điểm chung được yêu cầu trong bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty của mọi loại hình doanh nghiệp.
Căn cứ dựa trên những quy định tại Chương IV, Nghị định số 01/20121 của Luật Doanh nghiệp 2020, bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty cần được chuẩn bị đủ và đúng như những danh mục nội dung đã được nhà nước quy định, bao gồm:
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp được phép lựa chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp sau khi muốn thành lập công ty ở Việt Nam (Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay):
- Công ty TNHH một thành viên: Do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Từ 2 – 50 cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập công ty. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.
- Công ty cổ phần: Là loại hình có tối thiểu từ 3 cổ đông trở lên. Không giới hạn tối đa số lượng cổ đông. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi cổ phần sở hữu.
- Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn kinh doanh bất kì ngành nghề nào, miễn là những ngành nghề này không thuộc danh sách các ngành nghề kinh doanh bị nhà nước cấm trong Điều 6 Luật Đầu tư thì doanh nghiệp. Quy định về các ngành nghề được phép đăng ký kinh doanh nằm trong Điều 7 Nghị định số 01/2021 về đăng ký kinh doanh.
Đối với một số ngành nghề đặc biệt, nhà nước có yêu cầu giấy phép kinh doanh hay chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Đặt tên công ty
Tên công ty được khai báo khi đăng ký thành lập công ty cũng được chia làm nhiều loại với những yêu cầu, điều kiện riêng mà chủ doanh nghiệp cần lưu ý, bao gồm:
- Tên tiếng Việt
- Tên tiếng nước ngoài
- Tên viết tắt
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Các quy định về cách đặt tên công ty được thể hiện rõ ràng, cụ thể và chi tiết trong Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp là tên được viết và đọc bằng ngôn ngữ Việt Nam (theo tiếng dân tộc Kinh). Cách đặt tên công ty theo tiếng Việt cần đáp ứng phải theo cấu trúc sau:
[pullquote]Tên doanh nghiệp = Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng[/pullquote]Tên riêng của doanh nghiệp, cũng cần tuân theo một số quy định:
- Do chủ doanh nghiệp toàn quyền lựa chọn và quyết định
- Không gây nhầm lẫn
- Không bị trùng lặp với tên công ty đã có trên thị trường
- Được viết bằng các các chữ cái nằm trong bảng chữ cái tiếng Việt
- Được phép sử dụng chữ số và ký hiệu
Khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn đặt tên công ty bằng tiếng nước ngoài, một số điều mà chủ doanh nghiệp cần lưu ý là:
- Được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh
- Có thể được giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng
- Phải được hiển thị (in hoặc viết) với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt tại các địa điểm gắn tên doanh nghiệp đã quy định ở mục trên.
Tên doanh nghiệp ở hình thức viết tắt có thể được viết bắt bằng các chữ cái đứng đầu mỗi từ của
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài
Bên cạnh những quy định dành cho tên doanh nghiệp, cũng có một vài lưu ý về tên gọi khi đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh:
- Phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc các chữ cái F, J, Z, W, được phép bao gồm chữ số và ký hiệu.
- Phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo loại hình của trụ sở, cụ thể:
- Đối với chi nhánh : kèm theo cụm từ “Chi nhánh” hoặc “CN”
- Đối với văn phòng đại diện: kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
- Đối với địa điểm kinh doanh: kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
Xác định địa chỉ trụ sở công ty
Các quy định về địa chỉ của trụ sở chính khi thành lập công ty Điều 42, Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, địa chỉ trụ sở công ty, cần đầy đủ các cấp hành chính:
- Công ty ở đô thị: Số nhà, tên đường/ tổ, khu phố, phường, thành phố/ quận, tỉnh/ thành phố trung ương
- Công ty ở nông thôn: Số nhà/ xóm, thôn, ấp, xã, huyện, tỉnh.
Xác định thành viên/cổ đông góp vốn
Thành viên hoặc cổ đông góp vốn là chủ sở hữu công ty từ khi công ty mới thành lập
Điều bạn cần lưu ý:
- Có bao nhiêu thành viên hoặc cổ đông góp vốn?
- Tỷ lệ góp vốn của mỗi người là bao nhiêu?
- Số vốn góp là bao nhiêu?
Xác định mức vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty là số vốn các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp vốn trong khoảng thời gian xác định (tuy nhiên không được quá 90 ngày kể từ khi cấp phép giấy phép hoạt động) và sẽ được ghi vào bảng điều lệ của công ty.
Vốn điều lệ xác định bằng tổng số vốn các thành viên hoặc cổ đông trong công ty.
Lưu ý: Thuế môn bài hàng năm được xác định dựa trên vốn điều lệ của công ty.
Xác định người đại diện pháp luật
Người được phép tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty có thể là:
- Chủ doanh nghiệp
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Cá nhân/ tổ chức được uỷ quyền thay mặt chủ doanh nghiệp tiến hành thủ tục.
Dựa trên những quy định của pháp luật, Trong trường hợp người trực tiếp tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty không phải là chủ sở hữu của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân để thay mặt chủ doanh nghiệp thực hiện thủ tục trước khi tiến hành đăng ký thành lập công ty.
Các danh mục giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
- Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân;
- Thẻ căn cước công dân;
- Hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (đối với người đại diện được thuê không đồng thời là cổ đông, thành viên công ty).
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty
Việc tiến hành thủ tục thành lập công ty là một quy trình phức tạp với nhiều yêu cầu pháp lý và tốn nhiều thời gian.
Đối với những người không thường xuyên thực hiện các thủ tục hành chính – pháp lý, quy trình tiến hành thực hiện việc thành lập có thể gặp nhiều khó khăn.
Việc có sự chuẩn bị đầy đủ và chính xác các danh mục tài liệu trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và gia tăng khả năng kết quả thủ tục được xét duyệt thành công.
Giấy đề nghị đăng ký công ty
Giấy đề nghị đăng ký công ty cần được chủ doanh nghiệp chuẩn bị căn cứ theo loại hình doanh nghiệp, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có mẫu giấy đăng ký công ty riêng theo quy định của nhà nước, cụ thể như sau:
- Công ty TNHH một thành viên: Căn cứ theo Phụ lục I-2 Danh mục biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
- Công ty TNHH hai thành viên: Căn cứ theo Phụ lục I-3 Danh mục biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
- Công ty Cổ phần: Căn cứ theo Phụ lục I-4 Danh mục biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
- Công ty Hợp danh: Căn cứ theo Phụ lục I-5 Danh mục biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
- Công ty Tư nhân: Căn cứ theo Phụ lục I-1 Danh mục biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
Điều lệ công ty
Doanh nghiệp phải chuẩn bị Bản dự thảo Điều lệ Công ty để trình nộp lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT nơi công ty dự định đặt trụ sở chính khi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong điều lệ phải có đầy đủ họ tên và chữ ký của những thành viên sau đây:
- Đối với công ty hợp danh: toàn bộ thành viên hợp danh
- Đối với công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức
- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc Người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
- Đối với công ty cổ phần: Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức.
Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn
Mẫu danh sách cổ đông, thành viên góp vốn được quy định tại Phụ lục 5, ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính.
Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên/cổ đông góp vốn
Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân đối với:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Cá nhân làm chủ sở hữu công ty
- Người đại diện theo ủy quyền (kèm theo văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty)
Bản sao giấy tờ tùy thân được yêu cầu có chứng thực, có thể là:
- Căn cước công dân
- Chứng minh nhân dân
- Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được yêu cầu đối với:
- Doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Giấy tờ bổ sung trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức
Đối với trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức, cần bổ sung Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, cụ thể:
- Tổ chức làm chủ sở hữu công ty (trừ công ty do Nhà nước sở hữu)
- Tổ chức nước ngoài làm chủ sở hữu công ty (hợp pháp hóa lãnh sự)
Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Người tiến hành thủ tục thành lập công ty có thể là:
- Người Thành lập công ty
- Người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Trong trường hợp người Thành lập công ty không trực tiếp tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty, người thành lập công ty có thể uỷ quyền cho một người khác thay mình tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty. Khi này, cần bổ sung Văn bản uỷ quyền có xác nhận của chủ doanh nghiệp đính kèm trong bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Danh mục 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được nhà nước quy định tại Phụ lục 4 – Luật đầu tư và được sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Để được hoạt động kinh doanh hợp pháp các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì giám đốc, người đứng đầu hoặc cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp đó bắt buộc phải được nhà nước cấp duyệt chứng chỉ hành nghề.
Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau xét theo các quy định của pháp luật chuyên ngành, sẽ có sự khác nhau trong yêu cầu về:
- Số lượng cá nhân có giấy chứng nhận hành nghề trong doanh nghiệp
- Vị trí của người có giấy chứng nhận hành nghề trong doanh nghiệp
Chứng chỉ hành nghề phải đảm bảo các điều kiện để cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định, xét cấp bởi:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
- Hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền
Bước 3: Nộp hồ sơ & đăng bố cáo
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các danh mục hồ sơ được yêu cầu, bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty sẽ được tiến hành trình nộp và đăng bố cáo.
Xác định cơ quan đăng ký trực thuộc (nơi tiếp nhận hồ sơ)
Hồ sơ xin Đăng ký thành lập công ty có thể được nộp thông qua 1 trong 2 hình thức:
- Trực tuyến: thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc Sở KH&ĐT được phân cấp theo cấp tỉnh, cấp huyện
Nộp hồ sơ & nộp lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp
Người tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty có thể là người Thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (có văn bản uỷ quyền đính kèm). Lệ phí xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được nộp song song với thủ tục nộp hồ sơ trực tiếp, ngay sau khi bộ hồ sơ được cán bộ tiếp nhận sơ kiểm đầy đủ và hợp lệ (căn cứ theo Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).Đối với trường hợp thực hiện đăng ký thành lập công ty trực tuyến qua mạng điện tử, doanh nghiệp được miễn nộp khoản lệ phí đăng ký thành lập công ty.
Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hồ sơ xin đăng ký thành lập công ty sẽ được chờ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và xem xét xử lý trong vòng 03 ngày làm việc, tính từ ngày bộ hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận, không bao gồm thời gian vận chuyển kết quả hồ sơ trả về. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu và được xét duyệt chấp thuận, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả sẽ được trả về theo đường bưu điện bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp và Mã số thuế của doanh nghiệp
Đăng bố cáo
Quy định nhà nước ban hành trong Luật doanh nghiệp 2020 yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký thành lập công ty trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong thời hạn tối đa 30 ngày, tính từ ngày nhận được thông báo đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công.
Bước 4: Làm con dấu pháp nhân
Ngay khi được xét duyệt đăng ký thành lập công ty thành công, doanh nghiệp có thể chính thức đi vào hoạt động kinh doanh dưới tư cách pháp nhân. Chính vì thế, việc tiến hành làm con dấu pháp nhân có tính pháp lý mang dấu hiệu nhận biết cho công ty là việc cần thiết.
Thiết kế mẫu dấu
Mẫu dấu được chủ doanh nghiệp toàn quyền tự do quyết định trong thiết kế, loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu. Trong đó, con dấu doanh nghiệp bao gồm:
- Dấu tròn: thể hiện giá trị pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của doanh nghiệp
- Dấu vuông: đều có giá trị pháp lý khi đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải thông tin lên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Có thể ban hành để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà không phải chịu sự quản lý của Cơ quan nhà nước.
Khắc dấu
Doanh nghiệp được tự do lựa chọn cơ sở khắc dấu sau khi hoàn thành đăng ký thành lập công ty và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời gian khắc dấu có thể kéo dài từ 01-02 ngày. Thời gian và chi phí khắc con dấu doanh nghiệp phụ thuộc vào cơ sở khắc dấu, loại con dấu và các yêu cầu đặc biệt khác của doanh nghiệp.
Nhận con dấu pháp nhân và đăng ký mẫu dấu
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, con dấu pháp nhân chỉ có hiệu lực pháp lý và được sử dụng hợp pháp khi được đăng ký mẫu con dấu với cơ quan có thẩm quyền. Chính vì thế, sau khi hoàn tất khắc dấu và nhận con dấu pháp nhân, chủ doanh nghiệp cần tiến hành Đăng bố cáo để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi mẫu dấu được chính thức đưa vào sử dụng. Việc đăng ký mẫu dấu có thể mất từ 03-05 ngày làm việc để được trả kết quả xét duyệt.
Bước 5: Thủ tục sau khi thành lập công ty
Sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước chấp thuận xét duyệt hồ sơ đăng ký thành lập công ty và cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, vẫn còn một số công việc hậu phần mà doanh nghiệp cần tiến hành để hoàn thiện công tác thành lập công ty của mình và có thể đi vào vận hành hoạt động kinh doanh hợp pháp một cách suôn sẻ.
Treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty
Theo quy định của nhà nước, doanh nghiệp cần làm bảng hiệu và tiến hành treo tại trụ sở chính của công ty sau khi có giấy phép thành lập doanh nghiệp. Mức xử phạt được xét theo Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, có thể nằm trong khoảng 30.000.000 đồng – 50.000.000 đồng và có thể bị khóa mã số thuế nếu vi phạm quy định trên.
Đăng ký chữ ký số
Doanh nghiệp không bắt buộc phải sử dụng chữ ký số. Tuy nhiên, đây là một trong những danh mục đáng cân nhắc và rất tiện lợi vì có thể hỗ trợ đáng kể cho doanh nghiệp trong việc dễ dàng kê khai nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử,… mà không không cần phải đi lại nhiều lần, mất nhiều thời gian và công sức, giúp việc điều hành công ty dễ dàng hơn. Hiện nay, có hơn 15 nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số cho doanh nghiệp tự do chọn lựa sử dụng dịch vụ, trong đó các đơn vị uy tín nhất có thể kể đến như: Viettel, Bkav, Fpt, Newca,…
Đăng ký tài khoản ngân hàng
Để dễ dàng thực hiện các giao dịch và nhận các ưu đãi về thuế, doanh nghiệp nên tiến hành mở tài khoản ngân hàng cho công ty sau khi đăng ký thành lập công ty thành công. Theo quy định của pháp luật, các khoản chi phí của doanh nghiệp từ 20 triệu đồng trở lên đều bắt buộc phải thanh toán bằng tài khoản ngân hàng công ty để được khấu trừ khi tính thuế TNDN và thuế GTGT đầu vào. Pháp luật hiện hành cho phép doanh nghiệp được đăng ký mở tài khoản công ty ở bất kỳ ngân hàng thương mại nào của Việt Nam và có thể mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau tùy theo nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty.
Đăng ký khai thuế qua mạng
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thủ tục khai thuế ban đầu cần được tiến hành thông qua hệ thống thuế điện tử Etax (Tài khoản được cơ quan thuế cung cấp) trong vòng 10 ngày. Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế, doanh nghiệp có thể bị phạt cảnh cáo.
Nộp tờ khai & nộp thuế môn bài
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 1 năm sau.
Mức lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp được tính dựa trên vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của công ty. Cụ thể:
Vốn điều lệ | Mức lệ phí môn bài |
Trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 đồng/năm |
Từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 đồng/năm |
Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh | 1.000.000 đồng/năm |
Tuy nhiên, trong năm đầu thành lập kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí môn bài theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định.
Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT
Phương pháp kê khai thuế GTGT được nhà nước quy định mặc định là phương pháp kê khai thuế GTGT theo hình thức khấu trừ với thời hạn kê khai theo Quý. Theo quy định của nhà nước:
- Có 2 phương pháp kê khai thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ và Phương pháp Trực tiếp.
- Có 2 kỳ kê khai GTGT: Kê khai thuế GTGT theo tháng và Kê khai thuế GTGT theo quý.
Trong trường hợp Doanh nghiệp không muốn áp dụng một trong hai quy định trên, doanh nghiệp phải chủ động thực hiện việc khai báo và đăng ký chuyển đổi với cơ quan quản lý thuế để được áp dụng phương pháp kê khai thuế GTGT như mong muốn.
Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử
Đối với các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh có nhu cầu xuất hóa đơn thì việc cần làm sau khi thành lập công ty chính là mua hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn gửi đến cơ quan thuế 2 ngày trước khi sử dụng.
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Trong số các ngành nghề được phép hoạt động kinh doanh, có một số ngành nghề được đính kèm thêm các quy định riêng bởi mang tính chất đặc thù hoặc có tầm ảnh hưởng đến xã hội – đời sống. Nếu doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến các lĩnh vực thuộc ngành nghề trong danh sách đặc thù này, các điều kiện và quy định mà nhà nước đã đề ra phải được doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng và duy trì chấp hành đúng – đủ theo pháp luật. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký GPKD có điều kiện.
Đăng ký giấy phép con cho ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh hợp pháp những lĩnh vực thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bắt buộc phải tiến hành xin giấy phép kinh doanh có điều kiện (hay còn gọi là giấy phép con). Từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ được xét cấp loại GPKD có điều kiện tương ứng khi đăng ký GPKD.
Kết quả sau khi đã hoàn tất các thủ tục thành lập công ty về mặt pháp lý
Sau khi đã hoàn tất thực hiện đầy đủ quy trình các bước tiến hành thủ tục đăng ký Thành lập công ty, người thực hiện thủ tục cần lưu ý kiểm tra đầy đủ và đảm bảo độ chính xác của các thông tin trên toàn bộ tài liệu và hồ sơ kết quả được trả về.
Bộ tài liệu và hồ sơ kết quả Thành lập công ty được trả về bao gồm:
- Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp.
- Con dấu pháp nhân của doanh nghiệp
- Giấy xác nhận mẫu dấu của Cơ sở khắc dấu.
- Hồ sơ Điều lệ công ty, gồm: Bố cáo thành lập, Giấy chứng nhận góp vốn, Sổ đăng ký thành viên, Đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty
- Hóa đơn Giá trị gia tăng
- Thông báo về việc sử dụng hóa đơn điện tử.
- Thông báo mở tài khoản ngân hàng lên sở KH&ĐT.
- Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
- Thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của người nộp thuế.
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ.
- Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử.
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
- Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số.
- Token kê khai thuế qua mạng (online).
Việc kiểm tra kỹ lưỡng tài liệu kết quả Đăng ký Thành lập công ty là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo một công ty hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và tránh những rủi ro phát sinh về mặt pháp lý gây cản trở hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp về sau.
Ưu và nhược điểm khi thành lập công ty
Ưu điểm khi tiến hành thành lập công ty
Một số ưu điểm khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:
- Về tư cách pháp nhân: Ngoài việc được pháp luật bảo về thì doanh nghiệp còn có tư cách pháp nhân đầy đủ để thực hiện kinh doanh ngành nghề mà doanh nghiệp mong muốn. Công ty sẽ có tên riêng, tài sản, trụ trở giao dịch,… đặc biệt là việc giao dịch sẽ được xác nhận tính hợp lệ bằng con dấu tròn sau khi làm thủ tục thành lập công ty. Xuất hóa đơn đỏ cho khách hàng, đối tác nhằm hợp thức hóa chi phí cho công ty (đối với những trường hợp được miễn thuế VAT).
- Về lợi ích kinh tế: Được pháp luật bảo vệ căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2014. Nhờ tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng, đối tác trong giao dịch kinh doanh và được nhà nước bảo hộ nên doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các hoạt động ký kết hợp đồng khi kinh doanh
Nhược điểm khi tiến hành thành lập công ty
Bên cạnh những ưu điểm thì cũng phải kể đến những nhược điểm khi tiến hành thủ tục thành lập công ty như sau:
- Phải kê khai báo cáo thuế hàng quý, hàng năm về các khoản thuế lệ phí môn bài, thuế TNDN, thuế TNCN cho người lao động và thuế VAT,… Ngoài ra, doanh nghiệp phải đóng thêm thuế BVMT, thuế xuất nhập khẩu, TTĐB tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đặc biệt, nộp thuế TNDN dựa trên tình hình lợi nhuận hàng năm.
Cam kết dịch vụ trọn gói không phát sinh chi phí từ Bảo Tín
Thấu hiểu tâm lý, nỗi đau cũng như những mong muốn của khách hàng, Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp Bảo Tín đã cho ra đời gói DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI, cam kết không phát sinh chi phí và đảm bảo kết quả thành công để hỗ trợ doanh nghiệp trong chặng đường thành lập và phát triển.
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói | ||
Nhận giấy phép nhanh chóng trong vòng 3 ngày | Phí dịch vụ cạnh tranh chỉ từ 1.500.000đ | Hỗ trợ doanh nghiệp sau thành lập bởi chuyên viên giàu kinh nghiệm |
Liên hệ ngay với Bảo Tín để được tư vấn chi tiết các gói dịch vụ Thành lập công ty trọn gói của chúng tôi
Dịch vụ Thành lập công ty của Bảo Tín với lợi thế:
- Cam kết uy tín
- Giàu kinh nghiệm,
- Mang sứ mệnh hỗ trợ doanh nghiệp
- Tiến hành hiệu quả, nhanh chóng
- Hạn chế tối đa sai sót, trở ngại không đáng có
- Tiết kiệm được chi phí
- Thời gian và công sức đáng kể
Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty
Câu hỏi 1: Thời gian thành lập công ty bao lâu?
Thủ tục thành lập công ty sẽ kéo dài từ 07 ngày (không bao gồm thời gian tiếp nhận và thời gian vận chuyển) kể từ khi hoàn tất việc nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty. Nếu hồ sơ được xét duyệt hợp lệ thì doanh nghiệp được cấp GPKD, ngược lại nếu hồ sơ không hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ nhận được yêu cầu bổ sung giấy tờ bằng văn bản.
Câu hỏi 2: Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?
Để quá trình hoàn tất thủ tục thành lập công ty được diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dưới đây:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu quy định trong Thông tư 01/2022/TT-BKHĐT)
- Dự thảo điều lệ công ty.
- Tài liệu ủy quyền cho bên thứ 3 tiến hành nộp hồ sơ (trong trường hợp không phải là người đại diện pháp lý của công ty)
- Đính kèm danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
- Đính kèm danh sách Cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần).
- Bản sao y, Giấy chứng thực cá nhân (CMND, CCCD, Hộ chiếu,…) hoặc các loại giấy tờ tương đương để xác nhận
Câu hỏi 3: Thời gian thành lập công ty bao lâu?
Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty, bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty sẽ được cán bộ pháp lý của cơ quan có thẩm quyền xét duyệt trong 07 ngày làm việc, tính từ ngày bộ hồ sơ hợp lệ và đầy đủ giấy tờ được tiếp nhận, không bao gồm thời gian vận chuyển trả kết quả hồ sơ về địa chỉ của doanh nghiệp.