Chủ hộ kinh doanh thành lập công ty được phép đăng ký dưới hai hình thức phổ biến là công ty cổ phần và công ty TNHH. Cụ thể hồ sơ và thủ tục như thế nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Bảo Tín!

chủ hộ kinh doanh thành lập công ty
Chủ hộ kinh doanh thành lập công ty

1. Chủ hộ kinh doanh thành lập công ty được không?

Câu hỏi “Chủ hộ kinh doanh thành lập công ty được không?” có thể được trả lời dựa trên Khoản 3 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Theo quy định này, cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình có đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Từ đó, ta có thể rút ra những điểm sau:

  • Chủ hộ kinh doanh không được phép thành lập công ty tư nhân.
  • Chủ hộ kinh doanh không được giữ vai trò là thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ khi có sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Chủ hộ kinh doanh thành lập công ty được phép đăng ký dưới 3 loại hình sau: Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Chủ hộ kinh doanh không được phép thành lập công ty tư nhân
Chủ hộ kinh doanh không được phép thành lập công ty tư nhân

2. Hướng dẫn chủ hộ kinh doanh cá thể đăng ký thành lập công ty

Theo như chia sẻ, 3 loại hình công ty mà chủ hộ kinh doanh thành lập công ty được phép thành lập là: công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Chi tiết hồ sơ sẽ khác biệt tùy thuộc vào loại hình mà chủ hộ kinh doanh lựa chọn.

2.1 Hồ sơ thành lập công ty chủ hộ kinh doanh cần chuẩn bị

Hồ sơ chủ hộ kinh doanh thành lập công ty cần chuẩn bị:

Đối với việc chủ hộ kinh doanh thành lập công ty cổ phần:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần.
  • Điều lệ công ty cổ phần.
  • Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của cổ đông sáng lập công ty cổ phần (bản sao).
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật của công ty cổ phần (bản sao).
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân bất kỳ nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần.
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của cá nhân được ủy quyền (Bản sao).

Đối với việc chủ hộ kinh doanh thành lập công ty TNHH 1 thành viên:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên.
  • Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau:
    • CMND/CCCD/hộ chiếu chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên (tức là chủ hộ kinh doanh) 
    • CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật công ty TNHH 1 thành viên.
    • CMND/CCCD/hộ chiếu của cá nhân được ủy quyền.
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân bất kỳ nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên.

Đối với việc chủ hộ kinh doanh thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Danh sách thành viên cùng góp vốn thành lập công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau: 
    • CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty.
    • CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
    • CMND/CCCD/hộ chiếu của cá nhân được ủy quyền.
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân bất kỳ nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

2.2 Quy trình các bước đăng ký cho chủ hộ kinh doanh thành lập công ty

Bước 1: chủ hộ kinh doanh thành lập công ty nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh

  • Cách 1: Gửi hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa chỉ dự kiến đặt trụ sở công ty. Dưới đây là địa chỉ của 3 Sở KH&ĐT ở các thành phố lớn:
    • Sở KH&ĐT tại TP. HCM: Số 90G Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM.
    • Sở KH&ĐT tại Đà Nẵng: Tầng 6 tòa nhà Trung tâm hành chính, số 24 Trần Phú, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
    • Sở KH&ĐT tại Hà Nội: Khu liên cơ Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội – Số 258 Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
  • Cách 2: Gửi hồ sơ qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Việc đăng ký kinh doanh trực tuyến giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, in ấn, xăng xe. 

Đa phần các cơ quan đăng ký kinh doanh ở các tỉnh/thành phố lớn như TP. HCM, Đà Nẵng, Hà Nội đều yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua hình thức trực tuyến để giảm tình trạng quá tải tại Bộ phận Một cửa. Tuy nhiên, cần tuân thủ các yêu cầu về định dạng hồ sơ và tên văn bản điện tử. 

  • Bước 2: Chờ xử lý hồ sơ từ Phòng Đăng ký kinh doanh

Theo quy định, trong khoảng 3 ngày làm việc tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký mở công ty hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ và thông báo kết quả:

  • Nếu hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp lệ, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu (nếu có).
  • Nếu hồ sơ mở công ty của chủ hộ kinh doanh chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ. 
Có 3 loại hình công ty mà chủ hộ kinh doanh thành lập công ty được phép thành lập
Có 3 loại hình công ty mà chủ hộ kinh doanh thành lập công ty được phép thành lập

3. Chủ hộ kinh doanh thành lập công ty nên chọn loại hình cổ phần hay công ty TNHH?

Có nhiều câu hỏi liên quan đến việc chủ hộ kinh doanh nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH. Quy trình thành lập công ty của cả hai loại hình gần như tương tự, tuy nhiên, có 5 điểm khác nhau về quy định pháp lý:

  • Số lượng thành viên tham gia thành lập công ty.
  • Vốn điều lệ khi đăng ký kinh doanh.
  • Khả năng huy động vốn và phát hành cổ phần.
  • Quyền chuyển nhượng vốn cho thành viên và cổ đông.
  • Cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động.

4. Các lưu ý sau khi chủ hộ kinh doanh thành lập công ty

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh thành lập công ty cần tiếp tục hoàn thành các quy định pháp lý sau đây:

4.1 Đặt bảng hiệu tại trụ sở công ty

Đặt bảng hiệu tại trụ sở công ty, bao gồm thông tin như tên công ty, loại hình doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở, số điện thoại và logo công ty (nếu có).

4.2 Kê khai thuế ban đầu

Bạn cần thực hiện 3 việc sau trước khi tiến hành thủ tục kê khai thuế ban đầu:

  • Đăng ký mở tài khoản ngân hàng

Mặc dù không bắt buộc theo quy định luật, nhưng hiện nay việc kê khai và nộp thuế điện tử đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, các giao dịch với khách hàng và đối tác trên 20.000.000 đồng thường được thực hiện thông qua chuyển khoản ngân hàng. Do đó, việc mở tài khoản ngân hàng là rất cần thiết trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

  • Đăng ký mua chữ ký số (token)

Bạn nên xem xét đăng ký sử dụng chữ ký số điện tử từ nhà cung cấp Viettel để đảm bảo tính ổn định và bảo mật trong quá trình sử dụng. Chữ ký số điện tử Viettel cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng và hỗ trợ kỹ thuật 24/7 nene doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm.

  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Tính đến thời điểm này thì các doanh nghiệp đều đã bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Và tùy vào yêu cầu sử dụng mà doanh nghiệp có thể cân nhắc chọn lựa hóa đơn điện tử Easyinvoice, Viettel hoặc Mobiphone. 

4.3 Tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động

Điều quan trọng khác mà hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập thường bỏ qua là tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. Bạn cần thực hiện việc này trong vòng 30 ngày kể từ ngày chính thức ký hợp đồng.

Các lưu ý khi chủ hộ kinh doanh thành lập công ty
Các lưu ý khi chủ hộ kinh doanh thành lập công ty

Như vậy, thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho bạn câu hỏi “Chủ hộ kinh doanh thành lập công ty có được không?”. Hy vọng câu trả lời trên giúp ích được cho bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật các thông tin mới nhất về Kế toán – Thuế nhé!

Rate this post