Những năm gần đây Quận Bình Thạnh được nhiều nhà đầu tư tìm đến mở công ty và phát triển sự nghiệp. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về cách thành lập công ty tại quận Bình Thạnh như thế nào và các loại hình công ty tại Việt Nam. Trong bài viết này, Bảo Tín sẽ giải đáp các thắc mắc giúp bạn. Nếu bạn muốn thành lập công ty tại Quận Bình Thạnh TPHCM nhanh chóng.

Hướng dẫn thành lập công ty tại quận Bình Thạnh TPHCM - Baotintax

➨ Tham khảo ngay: Dịch vụ thành lập công trọn gói, giá rẻ chỉ từ 3 ngày

1. Thành lập công ty tại quận Bình Thạnh cần thủ tục gì?

Khi có ý định thành lập công ty tại quận Bình Thạnh TPHCM, bạn sẽ cần soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ theo các giấy tờ cần thiết cho quá trình này bao gồm: 

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty
  • Điều lệ công ty (đối với các công ty TNHH và công ty Cổ phần).
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông góp vốn
  • Bản sao công chứng giấy tờ tùy thân của các thành viên/cổ đông góp vốn
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các công ty có yếu tố vốn góp từ nước ngoài)
  • Giấy tờ bổ sung (nếu thành viên/cổ đông góp vốn của công ty bạn là tổ chức)
  • Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (trong trường hợp người làm thủ tục không phải Đại diện pháp luật của công ty bạn dự định thành lập)
  • Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy,…. 

Tuy nhiên, tùy vào loại hình doanh nghiệp bạn đăng ký mà yêu cầu về thủ tục hồ sơ sẽ khác nhau.

➨ Tham khảo ngay: Dịch vụ thành lập công ty tại quận 12 trọn gói

2. Bảng giá thành lập công ty tại quận Bình Thạnh trọn gói 

Khi thành lập công ty tại quận Bình Thạnh TPHCM, bạn cần chuẩn bị để đóng các khoản phí bao gồm: 

  • Chi phí photo công chứng và làm lại giấy tờ tùy thân của các cá nhân góp vốn, người đại diện pháp lý cho doanh nghiệp (trong trường hợp các mẫu giấy tờ này bị hết hạn).
  • Chi phí nộp hồ sơ thành lập công ty: 50.000 VNĐ/lần.
  • Lệ phí công bố thông tin thành lập công ty tại quận Bình Thạnh lên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp: khoảng 100.000 VNĐ/ lần. 
  • Chi phí khắc con dấu công ty: khoảng 350.000 VNĐ/ con dấu.
  • Chi phí mua chữ ký số: khoảng 2.300.000 VNĐ/ chữ ký. 
  • Chi phí mua phần mềm hóa đơn điện tử: khoảng 1.000.000 VNĐ/ 500 tờ. 
  • Chi phí làm biển hiệu công ty: khoảng từ 200.000 / m2 đến từ 5 triệu một m2.
  • Chi phí cho tài khoản ngân hàng doanh nghiệp: khoảng từ 100.000 VNĐ/ tháng 

Đừng bỏ lỡ cơ hội thành lập công ty tại quận Bình Thạnh TPHCM nhanh chóng với chi phí ưu đãi nhất tại Bảo Tín.

Bạn có thể tham khảo một số gói dịch vụ thành lập công ty tại Bảo Tín ở bảng dưới đây:

GÓI DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ƯU ĐÃI CỦA GÓI
Gói Starter (1.200.000 VNĐ)
  1. Dịch vụ ra giấy phép
  2. Hỗ trợ mở tài khoản công ty tại nhà/văn phòng
  • Tặng con dấu tròn
Gói Standard (2.750.000 VNĐ)
  1. Dịch vụ ra giấy phép
  2. Đăng bố cáo
  3. Thủ tục lên thuế
  4. Đăng ký thuế điện tử
  5. Đăng ký tài khoản thông tin ngân hàng
  6. Hỗ trợ mở tài khoản công ty tại nhà/văn phòng
  • Tặng con dấu tròn
  • Tặng chữ ký số 1 năm
  • Tặng hóa đơn điện tử (300 số)
  • Hỗ trợ khai thuế ban đầu
Gói Professional (3.500.000 VNĐ)
  1. Dịch vụ ra giấy phép
  2. Đăng bố cáo
  3. Thủ tục lên thuế
  4. Đăng ký thuế điện tử
  5. Đăng ký tài khoản thông tin ngân hàng
  6. Hỗ trợ mở tài khoản công ty tại nhà/văn phòng
  • Tặng con dấu tròn
  • Tặng con dấu chức danh
  • Tặng Chữ ký số 2 năm
  • Tặng hóa đơn điện tử (300 số)
  • Hỗ trợ khai thuế ban đầu
Gói Enterprise (4.000.000 VNĐ)
  1. Dịch vụ ra giấy phép
  2. Đăng bố cáo
  3. Thủ tục lên thuế
  4. Đăng ký thuế điện tử
  5. Đăng ký tài khoản thông tin ngân hàng
  6. Hỗ trợ mở tài khoản công ty tại nhà/văn phòng
  • Tặng bảng hiệu mice kích thước 20×30 cm
  • Tặng con dấu tròn
  • Tặng con dấu chức danh
  • Tặng Chữ ký số 2 năm
  • Tặng hóa đơn điện tử (300 số)
  • Hỗ trợ khai thuế ban đầu
Gói Thành Lập Trực Tiếp (780 $)
  1. Giấy phép kinh doanh
  2. Giấy phép dự án đầu tư
  3. Hỗ trợ mở tài khoản công ty tại nhà/văn phòng
  4. Đăng ký tài khoản thông tin ngân hàng
  • Tặng con dấu tròn công ty
  • Tặng con dấu chức danh giám đốc
  • Tặng chữ ký số 3 năm
  • Tặng hóa đơn điện tử (300 số)
  • Tặng bảng hiệu mice kích thước 20×30 cm
  • Hỗ trợ khai thuế ban đầu
Gói Thành Lập Gián Tiếp có yếu tố nước ngoài (680 $)
  1. Thông báo góp vốn cổ đông
  2. Giấy phép kinh doanh
  3. Hỗ trợ mở tài khoản công ty tại nhà/văn phòng
  4. Đăng ký tài khoản thông tin ngân hàng
  • Tặng con dấu tròn công ty
  • Tặng con dấu chức danh giám đốc
  • Tặng chữ ký số 3 năm
  • Tặng hóa đơn điện tử (300 số)
  • Tặng bảng hiệu mice kích thước 20×30 cm
  • Hỗ trợ khai thuế ban đầu

3. Quy trình mới nhất khi thành lập công ty tại quận Bình Thạnh

Khi muốn thành lập công ty tại quận Bình Thạnh TPHCM, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình 10 bước mới nhất như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty 

Bước đầu tiên, bạn cần thực hiện khi thành lập công ty tại quận Bình Thạnh TPHCM là chuẩn bị đầy đủ các thủ tục hồ sơ cần thiết theo từng loại hình doanh nghiệp để thực hiện thành lập công ty tại quận Bình Thạnh TPHCM.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thành lập công ty tại quận Bình Thạnh TPHCM sau khi đã chuẩn bị xong, bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm là nộp cho Phòng Đăng ký doanh nghiệp thuộc Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh ở địa chỉ: 32 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Sau khi nộp hồ sơ xin thành lập công ty tại quận Bình Thạnh cho Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM. Cơ quan đăng ký kinh doanh cần thời gian từ 03 – 05 ngày làm việc đối với công ty Việt Nam và từ 15 – 20 ngày làm việc đối với công ty có vốn góp từ nước ngoài để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Nếu hồ sơ thành lập công ty tại quận Bình Thạnh của bạn không được xét duyệt và thông qua, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM sẽ có thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo này sẽ được ghi rõ ràng các lý do và yêu cầu sửa đổi và bổ sung hồ sơ. 

Bước 4: Công bố nội dung thành lập công ty cho Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp cần công bố nội dung thành lập công ty cho Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong 30 ngày kể từ ngày nhận Giấy phép đăng ký doanh nghiệp. 

Bước 5: Khắc con dấu cho công ty

Con dấu công ty rất quan trọng cho doanh nghiệp do đó khi thành lập công ty tại quận Bình Thạnh TPHCM, doanh nghiệp cần thực hiện khắc con dấu công ty để bắt đầu hoạt động. Hiện tại, việc quyết định loại con dấu, số lượng con dấu doanh nghiệp, hình thức và nội dung con dấu của công ty đều do doanh nghiệp tự quyết định và chịu trách nhiệm với nó. 

Việc quản lý và lưu giữ con dấu sẽ được thực hiện theo quy định trong Điều lệ của công ty ban hành. Sau khi thành lập công ty tại quận Bình Thạnh, doanh nghiệp mới thành lập có thể sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật. 

Bước 6: Mua chữ ký số:

Bước thứ 6 trong quy trình thành lập công ty sẽ là mua chữ ký số. Bước này khá quan trọng vì hầu hết các thủ tục thuế doanh nghiệp thực hiện với Chi cục thuế Bình Thạnh đều cần chữ ký số. 

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp chữ ký số với mức giá vô cùng cạnh tranh, bạn có thể sử dụng chữ ký số để kê khai thuế online, BHXH online và khai hải quan điện tử. 

Bước 7: Đặt in hóa đơn (VAT)

Cũng như chữ ký số (Token), đặt in hóa đơn (VAT) là bước quan trọng trong quy trình thành lập công ty tại quận Bình Thạnh TPHCM. Để đặt in hóa đơn (VAT) bạn cần liên hệ đến đơn vị cung cấp, khi đã đăng ký, khởi tạo thì tất cả các giao dịch khi xuất hóa đơn VAT của doanh nghiệp bạn sẽ đều được gửi trực tiếp đến hệ thống của Chi cục thuế quận Bình Thạnh TPHCM. 

Bước 8: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Hàu hết các giao dịch hiện nay, các doanh nghiệp đều thực hiện bằng hình thức chuyển khoản nên việc tạo và duy trì một tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết sau khi thành lập công ty tại quận Bình Thạnh TPHCM. 

Thông qua ngân hàng, công ty bạn có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch mà không lo lắng có sai sót hay mất an toàn. Tuy nhiên, khi tạo tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, bạn cần thông báo tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế để cơ quan quản lý thuế biết và quản lý tài khoản của doanh nghiệp sau này.

Bước 9: Kê khai tờ khai thuế môn bài

Trừ những doanh nghiệp thành lập công ty vào năm 2021 sẽ được miễn nộp lệ phí thuế môn bài trong năm đầu thành lập, các doanh nghiệp phải thực hiện kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài hằng năm theo quy định. 

Việc thực hiện kê khai lệ phí môn bài không được chậm hơn ngày 30 tháng 1 năm sau năm thành lập. Hiện mức thuế môn bài sẽ được xác định dựa trên số vốn điều lệ công ty bạn đã đăng ký khi thành lập. Cụ thể: 

  • Mức thuế môn bài hằng năm sẽ là 3.000.000 VNĐ/ năm nếu vốn điều của công ty bạn đăng ký là trên 10 tỷ đồng. 
  • Mức thuế môn bài hằng năm sẽ là 2.000.000 VNĐ/ năm nếu vốn điều lệ của công ty bạn sẽ là từ 10 tỷ đồng trở xuống. 

Bước 10: Đặt bảng hiệu công ty:

Tại trụ sở chính của công ty bạn thành lập tại quận Bình Thạnh, cần có bảng hiệu công ty 

trước khi bước vào thành lập. Trên bảng hiệu của công ty bạn bắt buộc phải có các thông tin như: tên công ty, địa chỉ trụ sở và mã số doanh nghiệp. Kích thước của bảng hiệu sẽ do công ty quyết định tùy vào vị trí mà công ty muốn đặt. 

➨ Tham khảo ngay: Dịch vụ thành lập công ty tại quận Gò Vấp

4. Những lưu ý khi thành lập công ty tại quận Bình Thạnh TPHCM

Khi thành lập công ty tại quận Bình Thạnh TPHCM, công ty của bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Nếu định hướng doanh nghiệp của bạn chỉ muốn kinh doanh vừa và muốn tự mình quản lý thì loại hình doanh nghiệp tốt nhất bạn có thể đăng ký là Công ty TNHH. Khi đăng ký loại hình doanh nghiệp này, bạn chỉ cần chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ. 
  • Nếu bạn muốn dễ dàng huy động vốn và mở rộng quy mô hoạt động của công ty thì, công ty Cổ phần là lựa chọn hoàn hảo. Chủ doanh nghiệp cũng chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình.
  • Khi đặt tên công ty, doanh nghiệp nên đặt những cái tên ngắn gọn dễ nhớ. Cấu trúc đặt tên công ty sẽ bao gồm: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Tên công ty bạn dự định thành lập không được trùng với bất kỳ tên doanh nghiệp nào đã được đăng ký trước đó. 
  • Trước khi đăng ký thành lập công ty, bạn nên chuẩn bị săn một số mã ngành nghề bạn có thể kinh doanh trong tương lai để tránh tình trạng phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh sau này, gây mất thời gian và phát sinh thêm chi phí. 
  • Tuy nhiên, việc đăng ký mã ngành kinh doanh không được tràn lan, để tránh gây khó khăn trong quá trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh. 
  • Vốn điều lệ doanh nghiệp bạn đăng ký cần được góp đủ trong 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, bạn không nên đăng ký vốn điều lệ tùy tiện.

5. Câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty

Ai sẽ cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam?

Hầu hết các dự án đầu tư và thành lập công ty tại Việt Nam, đơn vị cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam là các cơ quan nhà nước cấp tỉnh trực thuộc Sở kế hoạch và Đầu Tư (DPI) phê duyệt. Tuy nhiên, đối với một vài trường hợp đặc biệt, các cơ quan Nhà nước Việt Nam khác như: bộ thương mại, bộ tài chính, ủy ban nhân dân tỉnh có thể được tham gia xét duyệt cấp Giấy phép đầu tư tại Việt Nam cho công ty xin giấy phép.

Trách nhiệm thuế ở Việt Nam là gì?

Nếu doanh nghiệp nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam, các loại thuế chính họ cần thực hiện trách nhiệm thuế bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu (nếu có), thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam. 

Nên đầu tư vào doanh nghiệp nào tại Việt Nam?

Tốt nhất, các doanh nghiệp nước ngoài nên đầu tư vào các công ty tại Việt Nam đang kinh doanh các ngành nghề không điều kiện. Bởi thủ tục giấy tờ khi xin phép đầu tư kinh doanh các ngành nghề kinh doanh không điều kiện sẽ đơn giản và thuận tiện hơn. Một số ngành nghề kinh có điều kiện bao gồm: bất động sản, thương mại, đại lý du lịch, giao nhận hàng hóa,…. Các ngành nghề kinh doanh không điều kiện ở Việt Nam như: dịch vụ CNTT, sản xuất, tư vấn quản lý, xúc tiến kinh doanh,…

Rate this post