Lựa chọn các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam là một trong những bước quan trọng nhất cần được thực hiện khi muốn chuyển đổi loại hình hay thành lập doanh nghiệp mới. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng.
Chính vì thế, để có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp có phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp hay không và loại hình doanh nghiệp bao gồm các loại nào? Ưu điểm và nhược điểm của các loại hình đó như thế nào. Hãy cùng Bảo Tín theo dõi bài viết bên dưới nhé!
➨ Tham khảo ngay: Dich vụ thành lập công ty trọn gói tại Bảo Tín
1. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam phổ biến nhất hiện nay
Loại hình doanh nghiệp là hình thức kinh doanh mà các tổ chức, cá nhân lựa chọn, nó biểu hiện cho mục tiêu mà doanh nghiệp xây dựng. Được Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn khác ghi nhận.
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam lại có thêm một hình thức xây dựng hệ thống và phát triển riêng theo quy định của pháp luật. Hiện nay ở Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp như sau:
- Công ty TNHH
- Công ty Cổ phần
- Công ty tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty liên doanh
- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
2. Đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm như sau: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty liên doanh
2.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: do chủ đầu tư của một quốc gia đầu tư toàn bộ hay một phần vốn thành lập trên lãnh thổ của một quốc gia để tiến hành hoạt động thu lại lợi nhuận.
Ưu điểm
- Doanh nghiệp chịu sự điều hành của quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài và họ sẽ có cách thức quản lý khác với các doanh nghiệp trong nước và thường đem đến hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Doanh nghiệp sẽ được đầu tư về công nghệ, vốn và nguồn nhân lực tốt hơn.
Nhược điểm
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ gặp sự khác biệt về văn hóa kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới việc tiếp cận đến thị trường Việt Nam.
- Pháp luật Việt Nam dù có sự mở rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn trong một khuôn khổ nhất định vì một phần còn nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư ở trong nước.
2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (TNHH 1 thành viên)
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (TNHH 1 thành viên): là một trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Trên phương diện pháp luật công ty TNHH là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các nghĩa vụ và quyền tương ứng với quyền sở hữu của công ty TNHH.
Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu của công ty. Chủ sở hữu của công ty còn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Ưu điểm
- Có tư cách pháp nhân nên các thành viên của công ty chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên sẽ ít gây ra rủi ro cho chủ sở hữu;
- Cơ cấu tổ chức của công ty sẽ đơn giản nhất trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam;
- Chủ sở hữu của công ty có toàn quyền quyết định về mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty mà không bị chi phối hoặc khó khăn khi đưa ra các quyết định liên quan đến các hoạt động của công ty.
- Chính chủ sở hữu là người phụ trách kế toán của doanh nghiệp mà không cần phải thuê người khác làm.
- Được cho phép phát hành các trái phiếu để huy động vốn.
Nhược điểm
- Về Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do chỉ có 1 thành viên và không có quyền phát hành cổ phiếu.
- Lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí của DN.
2.3. Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên
Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 05 thành viên là cá nhân, tổ chức. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của tài sản trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Ưu điểm
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên của công ty chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn được góp vào công ty nên ít gây ra rủi ro cho người góp vốn;
- Số lượng thành viên của công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên đó thường là người quen biết, tin cậy với nhau, nên việc quản lý và điều hành cho công ty không quá phức tạp;
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ hơn nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được về việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ khi vào công ty.
- Khi chuyển nhượng vốn, thành viên chuyển vốn phải kê khai thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân,nếu trường hợp chuyển nhượng ngang với giá góp vốn thì số thuế phải nộp là bằng không.
- Được cho phép về việc phát hành trái phiếu để huy động vốn.
➨ Tham khảo ngay: Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp
Nhược điểm
- Công ty TNHH phải chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay là công ty hợp danh;
- Về Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế là do không có quyền phát hành cổ phiếu.
2.4. Công ty tư nhân
Công ty tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam mà trong đó một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ các loại chứng khoán nào.
Ưu điểm
- Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn được chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo được sự tin tưởng cho các đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi các loại hình doanh nghiệp khác.
Nhược điểm
- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không có giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
- Do đó, hiện nay từ khi có công ty TNHH do 1 cá nhân làm chủ sở hữu thì hầu như loại hình doanh nghiệp tư nhân ít được ưu tiên lựa chọn bởi các nhược điểm chịu trách nhiệm vô hạn của loại hình doanh nghiệp này.
2.5. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp bao gồm:
- Vốn điều lệ sẽ được chia thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần;
- Cổ đông là các tổ chức hoặc cá nhân sở hữu cổ phần. Cổ đông phải tối thiểu 03 và không giới hạn số lượng tối đa
- Lợi nhuận mà cổ đông nhận được gọi là cổ tức.
Ưu điểm
- Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là TNHH, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi góp vốn nên mức độ rủi ro của các cổ đông sẽ không cao;
- Về Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện cho nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
- Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần chào bán hoặc là cổ phiếu ra công chúng, đây cũng là đặc điểm riêng của công ty cổ phần;
- Về việc chuyển nhượng vốn trong công ty CP là tương đối dễ dàng, không cần thực hiện những thủ tục thay đổi cổ đông với Sở Kế hoạch – đầu tư, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia của công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền được mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
Nhược điểm
- Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần là rất phức tạp do có số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể cũng có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về các lợi ích;
- Các cổ đông sáng lập có thể bị mất quyền kiểm soát công ty.
- Về Việc thành lập và quản lý công ty CP cũng rất phức tạp các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt là về các chế độ tài chính, Kế toán.
- Chỉ có những cổ đông sáng lập mới được hiển thị thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia (nếu có sự chuyển nhượng cổ đông thì cổ đông sáng lập vẫn còn tên trên đăng ký kinh doanh, không bị mất đi dù đã chuyển nhượng hết vốn). Các cổ đông góp vốn chuyển nhượng cho nhau không cần phải thực hiện các thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chỉ thực hiện tại nội bộ doanh nghiệp và không được ghi nhận trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp của các cơ quan quản lý.
- Đối với công ty CP khi chuyển nhượng cổ đông bị áp thuế thu nhập cá nhân theo chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% (dù công ty không có lãi) vẫn bị áp dụng mức thuế thu nhập cá nhân này.
2.6. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là loại hình công ty, trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh hay còn gọi là công ty góp danh là một loại hình đặc trưng của công ty đối nhân.
Ưu điểm
- Được kết hợp uy tín cá nhân của nhiều người.
- Do chế độ liên đới phải chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý của công ty không gây quá phức tạp do có số lượng các thành viên ít và cũng là những người có uy tín và tuyệt đối tin tưởng lẫn nhau.
Nhược điểm
- Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới phải chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Các Thành viên góp vốn cũng không có quyền quản lý các doanh nghiệp nên cũng có rất nhiều hạn chế đối với các thành viên góp vốn.
- Công ty hợp danh không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
2.6. Công ty liên doanh
Công ty liên doanh: doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc được hiệp định ký giữa Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.
Ưu điểm
Tối ưu hóa được các nguồn lực nội bộ
- Các công ty liên doanh có thể sử dụng được các nguồn lực nội bộ hiệu quả và tận dụng được hết tối đa mà không cần bỏ ra quá nhiều vốn. Về việc chia sẻ nguồn lực này đã tạo điều kiện cho các công ty mở rộng thị trường sang thị trường mới và cho phép tăng trưởng kinh doanh rộng hơn với rủi ro tương đối thấp.
Tính linh hoạt của công ty liên doanh cao
- Các công ty liên doanh có tính linh hoạt cao bởi vì Các công ty, cá nhân liên doanh không cần lập một tổ chức kinh doanh mới để tạo ra những sản phẩm hợp tác của liên doanh.
- Các đối tác cũng sẽ không bị ràng buộc với nhau sau khi hết hạn hợp đồng đối tác ban đầu; mỗi doanh nghiệp phải giữ lại một bản sắc và quyền tự chủ duy nhất của mình và mỗi doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh không liên quan đến liên doanh.
Nhược điểm
Hạn chế cơ hội tương tác
- Khi một công ty, tổ chức tham gia vào một liên doanh có thể hạn chế cơ hội để tương tác với các tổ chức khác đặc biệt nếu các hợp đồng của bạn chứa các điều khoản không cạnh tranh, không tiết lộ hoặc hạn chế sử dụng các nhà cung cấp mà không được chỉ định. Điều này có thể ngăn cản được sự đổi mới liên tục mà công ty của cần phải để tiếp tục tạo ra các giá trị và trải nghiệm khách hàng cuối cùng.
Trách nhiệm pháp lý cao
- Những cá nhân tham gia vào các tổ chức liên doanh có thể đối mặt với trách nhiệm pháp lý. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp được tham gia thỏa thuận liên doanh là công ty nhỏ (TNHH) thì mỗi bên tham gia đều phải chịu trách nhiệm như nhau đối với các khiếu nại pháp lý phát sinh từ liên doanh.
- Tùy thuộc vào các điều khoản của hợp đồng liên doanh, bạn và đối tác của bạn có thể đóng góp nguồn lực không đồng đều.
Có nguy cơ làm giảm chất lượng sản phẩm của công ty
- Nếu không lựa chọn đối tác cẩn thận, thì có nguy cơ kéo chất lượng của công ty xuống. Kết hợp với những người không chia sẻ các giá trị cốt lõi công ty của bạn có thể tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp của bạn hoạt động và dẫn đến các rắc rối với các sản phẩm tự sản xuất.
3. Câu hỏi thường gặp
Loại hình doanh nghiệp là hình thức kinh doanh mà các tổ chức, cá nhân lựa chọn, nó biểu hiện cho mục tiêu mà doanh nghiệp xây dựng. Được Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn khác ghi nhận. Các loại hình doanh nghiệp lại có thêm một hình thức xây dựng hệ thống và phát triển riêng theo quy định của pháp luật. Hiện nay ở Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: do chủ đầu tư của một quốc gia đầu tư toàn bộ hay một phần vốn thành lập trên lãnh thổ của một quốc gia để tiến hành hoạt động thu lại lợi nhuận Công ty liên doanh: doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc được hiệp định ký giữa Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Block "so-dien-thoai" not found