Để thực hiện việc cung cấp sản phẩm ra thị trường thì đơn vị sản xuất phải tính được giá thành sản phẩm để xác định được giá bán. Nhưng để xác định được giá thành sản phẩm phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố để áp dụng với cách tính giá thành sản phẩm khác nhau. Bài viết dưới đây kế toán Bảo Tín sẽ chia sẻ rõ hơn về khái niệm giá thành là gì? Và cách tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.

Cách tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

1. Khái niệm về giá thành

Giá thành là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm về toán bộ hao phí, chi phí lao động , nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành, giá thành có thể được chia làm 2 loại như sau: giá thành tiêu thụ và giá thành sản xuất.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói, giá rẻ

2. Giá thành sản xuất là gì?

Giá thành sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất đối với  sản phẩm, dịch vụ là chi phí sản xuất cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và trong điều kiện sản xuất bình thường.

Giá thành sản xuất sẽ được cấu thành từ:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là khoản chi phí nguyên vật liệu để tạo ra  sản phẩm và dịch vụ;
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Để biến nguyên vật liệu thành sản phẩm thì phải có sức lao động bỏ ra. Doanh nghiệp sẽ phải trả tiền công cho người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm và dịch vụ.
  • Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí có liên quan đến việc tạo ra sản phẩm (bao gồm chi phí quản lý bộ phận, công xưởng, chi phí khấu hao cố định, tiền điện, tiền nước,…

3. Giá thành tiêu thụ là gì?

Giá thành tiêu thụ là gì?

Giá thành tiêu thụ là giá thành bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm cộng thêm vào chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

4. Cách tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Cách tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm, có thể kể đến như: phương pháp giản đơn, phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phô; phương pháp phân bước, phương pháp hệ số, phương pháp định mức.

  • Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại giản đơn

Là phương pháp được sử dụng phổ biến ở Việt Nam bởi vì đơn giản và phù hợp với các loại hình doanh nghiệp sản xuất đơn giản, có lượng mặt hàng ít và khối lượng sản xuất lớn và chu kỳ ngắn. Công thức như sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Các khoản làm giảm chi phí – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 

Xem thêm: Các phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần nắm rõ

  • Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phổ biến

Đây là một phương pháp được dùng cho nhiều, áp dụng trong những trường hợp vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho ra sản phẩm phụ (mà theo đó sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu). Công thức được tính như sau:

Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ – chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – giá trị sản phẩm thu hồi ước tính – chi phí sản xuất sản phẩm chính dở dang cuối kỳ.

  • Phương pháp phân bước

Đây là một trong những phương pháp được áp dụng đối với trường hợp quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận, giai đoạn, khác nhau. Công thức tính được áp dụng như sau:

Giá thành của thành phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành của sản phẩm trong giai đoạn 1 + giá thành của sản phẩm trong giai đoạn 2 +…+ giá thành sản phẩm trong giai đoạn N.

5. Ý nghĩa của giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Ý nghĩa của giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải dự kiến giá thành sản phẩm và đề ra các biện pháp thực hiện được những dự kiến đã đề ra trước đó. Hay nói cách khác doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành.

Trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu giá thành đóng vai trò quan trọng và được thể hiện các mặt sau:

  • Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, là căn cứ để xác định được hiệu quả hoạt động kinh doanh.
  • Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kỹ thuật.
  • Giá thành là một trong những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách cả đối với từng loại sản phẩm.

Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo lợi nhuận cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận và tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.

Xem thêm: Phương pháp tính phân bổ công cụ dụng cụ chính xác nhất

Do đó, nhằm giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất; tổ chức lao động và sử dụng con người một cách hợp lý; bố trí hợp lý các khâu sản xuất, hạn chế sự lãng phí nguyên liệu, giảm thấp tỷ lệ sản phẩm hỏng; tổ chức sử dụng vốn một cách hợp lý , đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu, tránh những được những tổn thất trong quá trình sản xuất. 

Bài viết trên Bảo Tín đã cung cấp một số nội dung có về giá thành và cách tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm giá thành là gì và cách tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 

6. Câu hỏi thường gặp

Giá thành là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm về toán bộ hao phí, chi phí lao động , nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành, giá thành có thể được chia làm 2 loại như sau: giá thành tiêu thụ và giá thành sản xuất.

Chi phí sản xuất đối với sản phẩm, dịch vụ là chi phí sản xuất cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và trong điều kiện sản xuất bình thường.

Giá thành sản xuất sẽ được cấu thành từ:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là khoản chi phí nguyên vật liệu để tạo ra  sản phẩm và dịch vụ;
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Để biến nguyên vật liệu thành sản phẩm thì phải có sức lao động bỏ ra. Doanh nghiệp sẽ phải trả tiền công cho người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm và dịch vụ.
  • Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí có liên quan đến việc tạo ra sản phẩm (bao gồm chi phí quản lý bộ phận, công xưởng, chi phí khấu hao cố định, tiền điện, tiền nước,…

Giá thành tiêu thụ là giá thành bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm cộng thêm vào chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)