Hiện nay, ngày càng có nhiều phòng khám da liễu tư nhân được mở ra bên cạnh các bệnh viện công lập nhằm phục vụ khách hàng với dịch vụ tận tâm, nhanh chóng, thuận tiện mà chất lượng cũng không hề kém cạnh. Cùng tìm hiểu những điều kiện căn bản để có thể mở và kinh doanh dịch vụ phòng khám da liễu tư nhân nhé.

Điều kiện mở phòng khám da liễu

1. Điều kiện mở phòng khám da liễu theo quy định của Pháp Luật

Để có thể mở dịch vụ kinh doanh phòng khám da liễu tư nhân, doanh nghiệp cần chú ý đảm bảo đáp ứng các điều kiện đặc thù sau đây.

1.1. Phạm vi hoạt động 

Phòng khám chuyên khoa da liễu được hoạt động trong phạm vi chuyên môn sau:

  • Khám bệnh, chữa bệnh các trường hợp:
    • bệnh về da
    • bệnh phong 
    • các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Các kỹ thuật chuyên môn khác được phê duyệt bởi Giám đốc Sở Y tế tỉnh dựa trên cơ sở:
    • Năng lực thực tế của người hành nghề 
    • Điều kiện trang thiết bị y tế
    • Cơ sở vật chất của phòng khám.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh trọn gói

1.2. Cơ sở vật chất

Về mặt xây dựng và thiết kế:

  • Địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh khám chữa bệnh cố định
  • Không gian phải hoàn toán tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình
  • Cơ sở được  xây dựng chắc chắn, đảm bảo điều kiện ánh sáng, có trang bị trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ dàng vệ sinh, tẩy rửa

Không gian khám, chữa bệnh:

  • Đối với phòng khám chuyên khoa, yêu cầu căn bản cần:
    • diện tích gian khám, chữa bệnh tối thiểu là 10m2
    • có gian khách và phòng chờ để đón tiếp bệnh nhân (trừ phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế. 

Ngoài các điều kiện căn bản cho tất cả các danh mục phòng khám da liễu như trê, một số phòng chức năng chuyên biệt được yêu cầu bố trí đối với các phòng khám chuyên khoa đặc thù khác như:

  • Buồng lưu người bệnh: diện tích tối thiểu 12m2
    • phòng khám chuyên khoa ngoại
    • phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ
  • Buồng phục hồi chức năng: diện tích tối thiểu 10m2: đối với phòng khám phục hồi chức năng

Xem thêm: Điều kiện kinh doanh massage

An toàn vệ sinh trong y khoa:

Tùy theo phạm vi hoạt động loại hình chuyên môn đã đăng ký, phòng khám phải đáp ứng thêm các điều kiện an toàn vệ sinh và y tế sau:

  • Đảm bảo đáp ứng các quy định của pháp luật vầ an toàn bức xạ nếu có sử dụng các thiết bị bức xạ phục vụ điều trị chuyên khoa.
  • Rác thải ý tế phải được đảm bảo xử lý theo đúng quy định của pháp luật
  • Xử lý vô trình theo đúng quy định Y tế và pháp luật đối với:
    • Buồng thực hiện thủ thuật
    • Buồng cắm Implant 
    • Buồng kế hoạch hóa gia đình
  • Nguồn điện, nước phải ổn định và đảm bảo đầy đủ các điều kiện khác để phục vụ cho việc điều trị và chăm sóc người bệnh.

1.3. Thiết bị y tế

Muốn mở phòng khám da liễu thì các thiết bị y tế phục vụ cho các hoạt động chuyên khoa và điều tiên quyết không thể thiếu, phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Thiết bị, dụng cụ y tế đủ và đúng với phạm vi hoạt động chuyên môn đã được đăng ký của phòng khám 
  • Trang bị hộp thuốc chống choáng 
  • Chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc cấp cứu chuyên khoa

Một số khu vực không cần trang bị các thiết bị, dụng cụ y tế chuyên khoa nhưng phải đảm bảo các thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện viễn thông phù hợp với hoạt động đã đăng ký là:

  • Phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại
  • Phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện trực tuyến

1.4.  Nhân sự

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật chuyên khoa:

  • Là bác sĩ
  • Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đã đăng ký mở phòng khám
  • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh tại chuyên khoa đã đăng ký ít nhất là 54 tháng, được tính bằng:
    • thời gian trực tiếp thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh 
    • tính từ ngày người đó được cấp văn bằng chuyên môn
    • xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng đến ngày được phân công, bổ nhiệm làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách khoa.
    • Thời gian bao gồm cả lúc học định hướng chuyên khoa hoặc sau đại học đúng theo chuyên khoa mà người đó được phân công, bổ nhiệm.

Xem thêm: Điều kiện mở trung tâm tin học

Các cá nhân làm việc trong phòng khám

Nếu các cá nhân có tham gia thực hiện việc khám, chữa bệnh:

  • Phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh
  • Chỉ được thực hiện các công việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được phân công.
  • Công việc được phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi chú trong chứng chỉ hành nghề.

2. Hồ sơ cần thiết để đăng ký mở phòng khám da liễu

Hồ sơ cần thiết để đăng ký mở phòng khám da liễu

Trước khi tiến hành thủ tục đăng ký mở phòng khám da liễu, người làm thủ tục phải trải qua khâu chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ giấy tờ hợp lệ đúng theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh. Hồ sơ cần bao gồm những tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám da liễu
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phòng khám da liễu
  • Danh sách tất cả những người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề của tất cả cá nhân đăng ký tham gia hành nghề tại cơ sở (có chứng thực)
  • Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở (nếu không thuộc đối tượng phải cấp chứng chỉ hành nghề)
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế của cơ sở khám, chữa bệnh
  • Tài liệu chứng minh khả năng đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám da liễu.
  • Đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài cần có hợp đồng với công ty dịch vụ hàng không để vận chuyển người bệnh (bản sao có chứng thực)
  • Đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu cần có hợp đồng với đơn vị hỗ trợ vận chuyển người bệnh (bản sao có chứng thực)
  • Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: văn bản đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

3. Thủ tục và quy trình đăng ký mở phòng khám da liễu

Thủ tục và quy trình đăng ký mở phòng khám da liễu

Thủ tục đăng ký mở phòng khám da liễu được tiến hành theo quy trình các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cơ quan đăng ký cần chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ được yêu cầu theo hướng dẫn trên và phải đảm bảo tính hợp lệ của các loại giấy tờ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người làm thủ tục xin mở phòng khám da liễu tiến hành liên hệ nộp bộ hồ sơ đã được chuẩn bị đủ và đúng theo quy định trực tiếp tại địa chỉ cơ quan của Sở Y Tế.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ đã đầy đủ các danh mục giấy tờ được yêu cầu, cán bộ phát giấy hẹn trả kết quả cho người làm thủ tục. Hồ sơ sau khi được nộp tại Sở Y tế sẽ được cơ quan có thẩm quyền thẩm định xét duyệt.
  • Nếu hồ sơ còn thiếu sót hoặc chưa hợp lệ, trong tối đa 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Sở Y tế sẽ yêu cầu và hướng dẫn người làm thủ tục bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoàn chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 3: Nhận kết quả

Đến ngày hẹn trả kết quả xét duyệt hồ sơ xin mở phòng khám da liễu, người làm thủ tục quay lại cơ quan nơi đã nộp hồ sơ để nhận kết quả xét duyệt:

  • Nếu hồ sơ đạt đủ điều kiện và được chấp thuận xét duyệt, Giám đốc/ thủ trưởng Sở Y Tế tiến hành cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám da liễu.
  • Nếu hồ sơ không đủ điều kiện và bị từ chối xét duyệt cấp giấy phép, Sở Y Tế sẽ gửi trả người làm hồ sơ văn bản từ chối cấp phép mở phòng khám da liễu và đính kèm văn bản giải thích rõ lý do hồ sơ không được duyệt.

Lưu ý:

  • Thông thường, Sở Y Tế sẽ kiểm tra và xét duyệt hồ sơ trong khoảng 80 – 100 ngày (tính từ ngày cán bộ tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ)
  • Khi nhận kết quả xét duyệt hồ sơ, người làm thủ tục cần kiểm tra kỹ các thông tin được ghi trên giấy phép hoạt động phòng khám da liễu bao gồm: Tên phòng khám, hình thức tổ chức, địa điểm hoạt động, phạm vi hoạt động chuyên môn, thời gian làm việc hằng ngày,… 
  • Cần thông báo ngay cho cán bộ trả kết quả nếu phát hiện nội dung trên giấy phép có sai sót để kịp thời điều chỉnh.

4. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám da liễu

Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám da liễu

Người làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám da liễu phải tiến hành nộp mức lệ phí thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là 4.300.000VNĐ cho mỗi lần thẩm định.

Trong trường hợp phòng khám da liễu có phát sinh nhu cầu cấp lại giấy phép hoạt động kinh doanh phòng khám da liễu trong quá trình hoạt động, mức lệ phí phải nộp cho mỗi giấy phép được cấp lại là 350.000VNĐ.

5. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám da liễu tại Bảo Tín

Việc thực hiện các thủ tục hành chính nói chung và đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám da liễu nói riêng là nỗi ám ảnh của nhiều người mới quá trình chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian.

Đặc biệt, đối với những người không thường xuyên thực hiện các nghiệp vụ hành chính, việc xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh phòng khám da liễu tự túc là điều không thể tránh khỏi. Sai sót có thể khiến người làm thủ tục phải chuẩn bị lại hồ sơ nhiều lần, mất thêm nhiều thời gian chờ đợi và xét duyệt lại hồ sơ, hay thậm chí tệ hơn là bị từ chối cấp giấy phép.

Công ty TNHH dịch vụ doanh nghiệp Bảo Tín thấu hiểu những khó khăn của khách hàng trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính nên giờ đây, Bảo Tín đã cho ra đời dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám da liễu để hỗ trợ khách hàng.

Sử dụng dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám da liễu của Bảo Tín, bạn sẽ nhận được:

  • Trọn bộ điều kiện yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh phòng khám da liễu cập nhật theo quy định mới nhất của pháp luật.
  • Checklist bộ hồ sơ cần thiết để đăng ký mở phòng khám da liễu đầy đủ nhất
  • Tư vấn soạn thảo và kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ chu đáo
  • Hỗ trợ tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh phòng khám da liễu diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ
  • Giao tận nơi, trao tận tay khách hàng Giấy phép kinh doanh phòng khám da liễu đã được đăng ký thành công
  • Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn các thủ tục cần làm sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh

Bảo Tín luôn tự hào là lựa chọn hoàn hảo nhất hỗ trợ khách hàng thực hiện các dịch vụ doanh nghiệp:

  • Thủ tục nhanh chóng, gọn gàng theo tiêu chí Đúng – Đủ.
  • Đội ngũ giàu kinh nghiệm thực chiến, chuyên môn cao.
  • Tư vẫn và hỗ trợ tận tâm với tiêu chí Khách hàng gọi tới – Bảo Tín đáp ngay.
  • Rút gọn thời gian tối đa, hạn chế trì hoãn, kéo dài.
  • Tối ưu chi phí và công sức mà khách hàng phải bỏ ra.
  • Cam kết tỷ lệ xin giấy phép thành công cao nhất lên tới 90%.

6. Câu hỏi thường gặp

Chi phí cần để mở phòng khám da liễu là bao nhiêu?

Lệ phí thẩm định hồ sơ: 4.300.000 VNĐ/ lần.

Lệ phí cấp lại giấy phép: 350.000VNĐ/ giấy phép.

Thời gian nhận giấy phép kinh doanh phòng khám da liễu là trong bao lâu?

Thông thường, tính từ ngày cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Sở Y Tế tiếp nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của đơn vị mở phòng khám da liễu, Sở Y Tế sẽ kiểm tra và xét duyệt hồ sơ trong thời hạn từ 80 – 100 ngày.

Mở phòng khám da liễu cần chuẩn bị hồ sơ gì?

 Hồ sơ cần bao gồm những tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám da liễu
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phòng khám da liễu
  • Danh sách tất cả những người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề của tất cả cá nhân đăng ký tham gia hành nghề tại cơ sở (có chứng thực)
  • Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở (nếu không thuộc đối tượng phải cấp chứng chỉ hành nghề)
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế của cơ sở khám, chữa bệnh
  • Tài liệu chứng minh khả năng đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám da liễu.
  • Đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài cần có hợp đồng với công ty dịch vụ hàng không để vận chuyển người bệnh (bản sao có chứng thực)
  • Đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu cần có hợp đồng với đơn vị hỗ trợ vận chuyển người bệnh (bản sao có chứng thực)
  • Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: văn bản đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
5/5 - (4 bình chọn)