Báo cáo tài chính được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả những thông tin về tình hình tài chính, các hoạt động kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả của quá trình hoạt động trong kỳ của công ty. Tuy nhiên không phải kế toán nào cũng biết cách lập báo cáo tài chính. Vậy hãy cùng kế toán Bảo Tín tìm hiểu về cách lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.
1. Lập báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp các thông tin liên quan đến những hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: nợ, vốn của chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền,…
Báo cáo tài chính thường sẽ được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.
2. Nội dung của bảng báo cáo tài chính gồm những gì?
Báo cáo tài chính (BCTC) phải cung cấp được những thông tin gồm có:
- Tài sản
- Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
- Doanh thu, các thu nhập khác, chi phí kinh doanh và các chi phí khác
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả của hoạt động kinh doanh
- Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước theo quy định.
- Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị doanh nghiệp
- Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài những thông tin này thì doanh nghiệp còn phải cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết trong bản “Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm mục đích giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp, các chính sách kế toán được áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thêm gồm có:
- Chế độ kế toán áp dụng
- Hình thức kế toán
- Nguyên tắc ghi nhận
- Phương pháp tính giá và hạch toán hàng hóa tồn kho
- Phương pháp trích khấu hao đối với tài sản tài sản cố định.
3. Kỳ lập báo cáo tài chính là vào khi nào?
- Kỳ lập báo cáo tài chính vào hàng năm
Các doanh nghiệp cần phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng sau khi đã thông báo cho cơ quan thuế nhà nước. Đối với trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán cuối cùng có thể sẽ ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá thời gian 15 tháng.
- Kỳ lập báo cáo tài chính vào giữa các niên độ.
Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là vào mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).
- Kỳ lập báo cáo tài chính khác
Các công ty, doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng,…) theo như yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của các chủ sở hữu.
Các đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi về mặt hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt việc hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính vào thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán Bảo Tín
4. Thời hạn để nộp báo cáo tài chính là vào khi nào?
- Thời hạn phải nộp báo cáo tài chính chậm nhất là vào ngày 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Ví dụ: Thời hạn bộ nộp báo cáo tài chính năm 2019 chậm nhất là vào ngày 30/03/2020. Thời hạn để nộp báo cáo tài chính cũng chính là thời gian nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thời hạn để nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là vào ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh.
5. Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Đối tượng của báo cáo tài chính?
Dựa theo chuẩn mực kế toán số 25: “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” thì báo cáo tài chính hợp nhất được định nghĩa như sau: Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn bao gồm công ty mẹ và một hay nhiều công ty con, báo cáo tài chính này được hợp nhất từ những báo cáo tài chính của toàn bộ các đơn vị trong tập đoàn nói trên và được trình bày giống như bảng báo cáo tài chính của một doanh nghiệp.
Đối tượng của bảng báo cáo tài chính hợp nhất:
Bao gồm tất cả các doanh nghiệp được gọi là công ty mẹ đều phải lập, hợp nhất và trình bày báo cáo tài chính ngoại trừ trường hợp công ty mẹ đồng thời cũng là công ty con của một công ty mẹ khác do trong trường hợp này thì công ty mẹ (hay còn gọi là trụ sở chính) đã lập và trình bày bảng báo cáo tài chính hợp nhất rồi.
6. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
6.1. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính
(Hướng dẫn lập dựa theo chuẩn Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Các nguyên tắc cần phải tuân thủ: Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi lập báo cáo tài chính, kế toán cần phải thực hiện việc phân loại lại các tài sản và nợ phải trả được xác định là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn. Vì vậy, từ sổ chi tiết các tài khoản, kế toán cần phải tiến hành phân loại chi tiết theo nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc dồn tích
- Nguyên tắc hoạt động liên tục
- Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp
- Nguyên tắc nhất quán
- Nguyên tắc bù trừ
- Nguyên tắc có thể so sánh
Xem thêm: Hướng dẫn kết chuyển thuế GTGT (giá trị gia tăng) cuối kỳ
6.2. Các bước lập báo cáo tài chính:
- Tập hợp tất cả những chứng từ đã phát sinh trong năm tài chính, kiểm tra và thực hiện đối chiếu các chứng từ tập hợp được với các báo cáo thuế đã được kê khai theo quy định đã nộp cho cơ quan thuế (gồm nội dung kê khai đúng hay sai, thiếu hóa đơn,…)
- Do có sự thay đổi lớn về hệ thống tài khoản giữa thông tư 200/2014/TT-BTC với quyết định 15/2006/QĐ-BTC vì vậy cần có sự chuyển đổi số dư theo như hướng dẫn tại điều 126 của thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Rà soát lại các ghi chép hạch toán chứng từ theo từng tháng theo như quy định. Đối với doanh thu, cần lưu ý phân biệt rõ giữa doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và các thu nhập khác. Về mặt chi phí, cần phân biệt rõ và ghi chép đúng vào các khoản mục giá vốn, chi phí từ việc bán hàng, chi phí quản lý, chi phí hoạt động tài chính, các chi phí khác.
- Phân loại các loại tài sản và các loại nợ phải trả theo đúng với quy định: Tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn. Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn từ 12 tháng trở xuống và được phân loại là ngắn hạn. Các loại tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được trình bày những nội dung về cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế toán được chọn và áp dụng đối với các giao dịch của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.
- Căn cứ để lập báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính của kỳ trước (gồm có Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính), sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản cùng với các tài liệu kế toán cụ thể khác.
Bài viết trên đây Bảo Tín đã hướng dẫn bạn các bước để lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bảng báo cáo tài chính hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất từ đội ngũ kế toán với nhiều kinh nghiệm trong ngành sẽ giúp bạn giải quyết tất cả mọi vấn đề về lĩnh vực kế toán.
7. Câu hỏi thường gặp
Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp các thông tin liên quan đến những hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: nợ, vốn của chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền,…Báo cáo tài chính thường sẽ được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.
Báo cáo tài chính (BCTC) phải cung cấp được những thông tin gồm có:
- Tài sản
- Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
- Doanh thu, các thu nhập khác, chi phí kinh doanh và các chi phí khác
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả của hoạt động kinh doanh
- Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước theo quy định.
- Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị doanh nghiệp
- Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thời hạn phải nộp báo cáo tài chính chậm nhất là vào ngày 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.