Hướng dẫn thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất nhanh chóng và chính xác. Đăng ký cơ sở sản xuất nhanh, giá rẻ, thủ tục đăng ký ra sao, tư vấn đăng ký cơ sở kinh doanh.
➨ Tham khảo ngay: Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh trọn gói Bảo Tín
Hoạt động kinh doanh và sản xuất
Kinh doanh là quá trình trao đổi – mua bán các loại sản phẩm, dịch vụ trên thị trường để đáp ứng nhu cầu về lợi nhuận của các nhà đầu tư và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Quá trình kinh doanh thường diễn ra theo chuỗi, từ việc tìm kiếm vốn đầu tư, đến bắt tay vào sản xuất và cuối cùng là trình bán các loại sản phẩm, dịch vụ được sản xuất. Vì thể có thể hiểu đơn giản, sản xuất là một phần của quá trình kinh doanh.
Sản xuất là mắt xích quan trọng nhằm quyết định chất lượng thành phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, để vận hành hoạt động của quá trình sản xuất, các cá nhân, tổ chức cần nắm rõ các loại thủ tục để hoạt động các cơ sở kinh doanh một cách hợp pháp.
Khác biệt giữa Đăng ký kinh doanh và Đăng ký sản xuất?
Về căn bản, doanh nghiệp kinh doanh (thương mại) và doanh nghiệp sản xuất có những điểm khác nhau. Vì thế, để xác định được loại Giấy phép mà doanh nghiệp mình cần xin cấp phép, các tổ chức, đơn vị kinh doanh cần nắm được những khác biệt căn bản này:
Hoạt động kinh doanh (thương mại): là hoạt động kinh doanh hợp pháp, trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa; đầu tư tiền – của – sức lực,… để mua bán, trao đổi sản phẩm kinh doanh trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người dùng. KHÔNG TRỰC TIẾP tham gia vào quá trình sản xuất.
Hoạt động sản xuất: là hoạt động kinh doanh hợp pháp, tham gia TRỰC TIẾP vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm qua các nguồn lực về con người, tiền của.
Hồ sơ xin Đăng ký cơ sở sản xuất
Cũng như các hình thức kinh doanh khác, khi cần xin Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, các tổ chức, đơn vị cần chuẩn bị một số thủ tục sau:
Bước 1: Nộp Đơn đề nghị xin Giấy phép thành lập cơ sở sản xuất
- Tên cơ sở kinh doanh;
- Địa chỉ cơ sở kinh doanh (số điện thoại, số fax, thư điện tử,… nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn;
- Số lượng lao động của cơ sở sản xuất;
- Ngoài ra, còn cần một số thông tin như: Họ tên, CMND, địa chỉ, số điện thoại,…của cá nhân hoặc nhóm cá nhân (nếu cơ sở sản xuất do nhóm cá nhân thành lập).
Bước 2: Xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh
Sau khi nộp Giấy đề nghị đăng ký cơ sở kinh doanh và được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh thì các tổ chức, cá nhân hoạt động cơ sở kinh doanh sẽ cần phải xin thêm một số giấy tờ khác liên quan đến ngành, nghề kinh doanh của mình.
Ví dụ, đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm, sau khi được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh thì các tổ chức, cá nhân còn cần:
- Nộp Đơn Đề nghị cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản Thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản sao (có xác nhận của cơ sở) Giấy Xác nhận đủ sức khỏe/ Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất do Cơ sở Y tế cấp quận/ huyện trở lên cấp;
- Bản sao (có xác nhận của cơ sở) Giấy Xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/ Giấy Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Thời gian dự kiến để hoàn thành tất cả các thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh là từ 3 – 7 ngày làm việc. Tuy nhiên, khi đăng ký cơ sở sản xuất tại TP. HCM, và sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói tại Bảo Tín, bạn có thể được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh sớm hơn thời gian quy định. Gọi ngay đến số điện thoại 0934 062 185 để được tư vấn!
Dịch vụ đăng ký cơ sở kinh doanh tại Bảo Tín
Để tiết kiệm thời gian cho những cá nhân, tổ chức mong muốn thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hỗ trợ đăng ký cơ sở kinh doanh là một giải pháp đáng được cân nhắc và lựa chọn.
Công ty Bảo Tín cung cấp các dịch vụ Doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả dịch vụ đăng ký cơ sở kinh doanh. Để được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ ngay với bộ phận tư vấn của Công ty Bảo Tín.
- Trụ sở tại TP. HCM: Số 51 Đường số 2, Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp. HCM