Bạn đang có nhu cầu mở đại lý, nhà phân phối nước giải khát nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Trong bài viết này hãy cùng Bảo Tín tìm hiểu thủ tục và hồ sơ mở đại lý, nhà phân phối nước giải khát nhé!
1. Đại lý phân phối, nhà phân phối là gì?
1.1. Định nghĩa của đơn vị phân phối
Hiện tại, không có quy định cụ thể về khái niệm “đơn vị phân phối” trong luật pháp. Tuy nhiên, dựa trên Nghị định 09/2018/NĐ-CP, ta có thể hiểu đơn vị phân phối là tổ chức hoặc công ty thực hiện hoạt động mua bán (bao gồm cả bán lẻ và bán sỉ).
Các đơn vị phân phối thường hoạt động như trung gian thương mại, mua hàng từ các nhà sản xuất và bán lại cho các đại lý. Ngoài ra, đơn vị phân phối cũng có thể cung cấp trực tiếp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng hoặc quản lý nhiều đại lý khác nhau.
1.2 Định nghĩa của đại lý, nhà phân phối
Đại lý phân phối (hay còn gọi là đại lý) là nơi kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ, với đối tượng khách hàng chính là người tiêu dùng cuối cùng.
Đại lý phân phối có thể kinh doanh nhiều sản phẩm và dịch vụ từ nhiều nhà sản xuất hoặc từ nhiều đơn vị phân phối khác nhau, mà không bị ràng buộc bởi nguyên tắc độc quyền.
Ví dụ:
Một đại lý phân phối nước ngọt có thể kinh doanh nhiều thương hiệu khác nhau như Pepsi, Coca Cola, 7Up, Sprite, Red Bull… mà không bị hạn chế về nguồn cung cấp hay đơn vị phân phối.
Hiện nay, đại lý phân phối được phân loại thành 4 loại dựa trên quyền hạn và mối quan hệ giữa bên giao đại lý và đại lý: đại lý độc quyền, đại lý bao tiêu, đại lý hoa hồng và tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
2. Hồ sơ – thủ tục mở đại lý bia nước ngọt
Để thành lập một nhà phân phối hoặc đại lý phân phối nước giải khát, bia, nước ngọt, bạn có thể chọn một trong hai hình thức sau đây: thành lập một doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
2.1 Mở đại lý bia nước ngọt – Theo hình thức doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mở đại lý bia nước ngọt
Hồ sơ mở đại lý bia nước ngọt theo hình thức doanh nghiệp bao gồm:
- Điều lệ của công ty kinh doanh nước giải khát.
- Giấy đề nghị thành lập công ty phân phối nước giải khát.
- Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần) hoặc danh sách thành viên góp vốn (đối với công ty TNHH).
- Giấy ủy quyền (nếu người đại diện pháp luật không phải là người nộp hồ sơ).
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, thành viên/cổ đông góp vốn và người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ mở đại lý bia nước ngọt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính
Bạn có thể chọn một trong ba cách sau đây để nộp hồ sơ mở đại lý bia nước ngọt:
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT.
- Cách 2: Nộp qua dịch vụ bưu chính VNPost.
- Cách 3: Nộp online tại Cổng thông tin quốc gia.
Bước 3: Nhận kết quả sau 5 – 7 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ mở đại lý bia nước ngọt hợp lệ.
Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập công ty hoặc doanh nghiệp có chức năng phân phối nước giải khát. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở sẽ gửi thông báo bằng văn bản về việc cần sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ.
2.2 Mở đại lý bia nước ngọt – Theo hình thức hộ kinh doanh cá thể
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mở đại lý bia nước ngọt theo hình thức hộ kinh doanh gồm:
- Giấy đề nghị thành lập hộ cá thể kinh doanh nước giải khát.
- Thông tin đăng ký hộ kinh doanh, bao gồm tên, địa chỉ, vốn, số lao động sử dụng, thông tin chủ hộ kinh doanh và các chi tiết khác.
- Bản sao công chứng hợp lệ của các tài liệu sau:
- Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh nước giải khát.
- CMND/CCCD của chủ hộ kinh doanh và thành viên trong hộ gia đình.
- Sổ hồng hoặc hợp đồng thuê/mượn địa điểm mở đại lý, nhà phân phối.
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
- Bước 2: Nộp hồ sơ mở đại lý bia nước ngọt tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bạn có thể nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, chẳng hạn Phòng Tài chính – Kế hoạch, hoặc nộp online thông qua trang dịch vụ công của quận/huyện hoặc trang dịch vụ công quốc gia.
- Bước 3: Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với ngành nghề kinh doanh là nước giải khát. Thời gian xét duyệt hồ sơ và cấp giấy phép thường mất từ 7 đến 10 ngày làm việc, tùy thuộc vào cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trong trường hợp hồ sơ mở đại lý bia nước ngọt không hợp lệ, cơ quan sẽ gửi thông báo về các nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung.
3. Các loại giấy phép con liên quan khi mở đại lý, nhà phân phối nước giải khát
Bên cạnh giấy phép đăng ký kinh doanh, để mở đại lý bia nước ngọt, cần bổ sung hai loại giấy phép con dưới đây:
3.1 Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Để xin giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm, cần chuẩn bị hồ sơ sau:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm.
- Bản sao chứng thực của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hộ kinh doanh nước giải khát.
- Thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh thực phẩm theo quy định.
- Giấy xác nhận đã được đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ công ty hoặc chủ hộ kinh doanh và nhân viên trực tiếp kinh doanh nước giải khát.
- Giấy khám sức khỏe của chủ hộ kinh doanh hoặc chủ công ty và nhân viên trực tiếp kinh doanh nước giải khát (cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện trở lên).
3.2 Bản công bố sản phẩm nước giải khát
Hồ sơ công bố sản phẩm nước giải khát bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm nước giải khát.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận hộ kinh doanh nước giải khát.
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm theo quy định vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể từ cơ quan chức năng, có thể cần bổ sung các giấy tờ sau:
- Hình ảnh và nhãn gốc của sản phẩm nước giải khát cần công bố.
- Bảng thành phần và thông tin kỹ thuật của sản phẩm nước giải khát cần công bố.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm.
- Mẫu nước giải khát thành phẩm.
Như vậy, thông qua bài viết trên chúng tôi đã mang đến cho bạn thông tin chi tiết về Chi tiết thủ tục & hồ sơ mở đại lý bia nước ngọt. Bạn thấy thông tin này có hữu ích hay không? Chia sẻ cho chúng tôi biết với nhé!