Vốn điều lệ là gì? Vai trò và ý nghĩa của vốn điều lệ là gì khi thành lập công ty? Đây chắc hẳn là những thắc mắc chung khi bạn muốn thành lập doanh nghiệp, công ty. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Bảo Tín giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé. Bài viết này sẽ giúp cho bạn nắm vững những kiến thức về vốn điều lệ cũng như các lưu ý liên quan đấy.

vốn điều lệ là gì

1. Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp quy định là tổng số giá trị tài sản do những người tham gia công ty như chủ sở hữu, cổ đông cam kết góp hoặc sẽ góp trong một thời hạn nhất định khi thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần. Đây là số vốn mà công ty phải có và được phép sử dụng, bắt buộc công ty phải đăng ký với cơ quan chức năng có thẩm quyền và phải công bố công khai. Theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2020, các loại tài sản như đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất đai, bí quyết, công nghệ kỹ thuật, hoặc tài sản có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

2. Sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn điều lệ là gì?

Sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn điều lệ là gì

Vốn điều lệ: Là tổng lượng vốn do những người tham gia công ty đã góp hoặc sẽ góp trong thời hạn cụ thể nào đó và được ghi rõ ràng vào điều lệ của công ty.

Vốn pháp định: Là số vốn tối thiểu cần phải có để thành lập doanh nghiệp. Tùy theo từng ngành nghề kinh doanh, sản xuất khác nhau mà vốn pháp định sẽ khác nhau theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tham khảo bảng tra cứu ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật dưới đây.

Xem bài viết: Bảng tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tuy vốn điều lệ và vốn pháp định đều là do chủ sở hữu hoặc cổ đông công ty góp và được ghi trong điều lệ công ty, nhưng điểm khác biệt của 2 loại vốn này ở chỗ:

  • Vốn điều lệ bắt buộc phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Trong quá trình kinh doanh, sản xuất, công ty có thể tăng giảm vốn điều lệ nhưng không được phép giảm mức vốn điều lệ xuống thấp hơn vốn pháp định
  • Ở Việt Nam, đối với công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vốn điều lệ cũng chính là vốn pháp định.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam không có quy định về việc công ty, doanh nghiệp cần phải chứng minh vốn điều lệ hay vốn pháp định khi thành lập. Nhưng chủ sở hữu hoặc các cổ đông phải lưu ý góp đầy đủ vốn đúng thời hạn đã đăng ký trong điều lệ công ty.

3. Vai trò của vốn điều lệ đối với công ty, doanh nghiệp

Vốn điều lệ là loại vốn không thể thiếu và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp:

  • Vốn điều lệ giúp xác định được tổng mức vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu hoặc cổ đông trong công ty.
  • Giúp xác định được tỷ lệ phần vốn góp hay tỷ lệ sở hữu cổ phần của các thành viên trong công ty. Từ đó làm cơ sở cho việc phân chia lợi nhuận, quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm về các khoản nợ của chủ sở hữu hoặc cổ đông trong công ty.
  • Là sự cam kết, trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên đối với công ty.
  • Xác định được ngành nghề kinh doanh theo số vốn điều lệ đã góp.

4. Vốn điều lệ của các loại hình doanh nghiệp, công ty

4.1. Vốn điều lệ của loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần 

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá của cổ phần đã được bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần ngay tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký thành lập công ty là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và cũng được ghi trong mục điều lệ của công ty, doanh nghiệp.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ được chia ra thành nhiều phần bằng nhau.

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần công ty đa bán ra là tổng số cổ phần các loại đã được các cổ đông đăng ký mua và thanh toán đầy đủ cho công ty.

Cần lưu ý như sau: Khác với các quy định của Luật Doanh nghiệp trước đây, vốn điều lệ của công ty cổ phần chính là số cổ phiếu mà công ty có quyền phát hành và chào bán, hiện nay vốn điều lệ của công ty cổ phần là số cổ phần mà công ty đã phát hành.

4.2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên

Vốn điều lệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và được ghi trong mục điều lệ của công ty. Chủ sở hữu của doanh nghiệp, công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 

Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên có tư cách là pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ không được phép phát hành cổ phần, ngoại trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ được phát hành trái phiếu theo như quy định của pháp luật. Việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo như quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này. 

Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

4.3. Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp vốn và sẽ được ghi trong mục điều lệ công ty.

Các thành viên trong công ty  sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp ngoại trừ trường hợp theo quy định tại Khoản 4 Điều 47 của Luật này.

5. Quy định về thời hạn góp vốn điều lệ là gì?

Mới đây nhất Luật doanh nghiệp quy định thống nhất thời hạn góp vốn điều lệ cho công ty, doanh nghiệp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vậy quy định xử lí nếu công ty, doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ là gì?

Trường hợp công ty, doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ đúng thời hạn quy định:

  • Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên buộc phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng đúng giá trị tổng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày góp đủ vốn điều lệ cuối cùng. Trường hợp này, chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty theo quy định.
  • Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên phải thay đổi vốn điều lệ so với khi đăng ký ban đầu, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày góp đủ vốn điều lệ cuối cùng theo quy định. Các thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty.
  • Công ty cổ phần phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng tổng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán nhưng đã được bán hết tại thời điểm điều chỉnh đồng thời phải đăng ký thay đổi cổ đông thành lập công ty. Cổ đông chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký đối với các nghĩa vụ, trách nhiệm tài chính của công ty.

Như vậy, Bảo Tín vừa cung cấp cho bạn những thông tin, kiến thức cơ bản về vốn điều lệ của công ty. Nếu như bạn có thắc mắc liên qua đến lĩnh vực kế toán – thuế, luật doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với công ty dịch vụ doanh nghiệp Bảo Tín để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé. Hoặc tìm hiểu thêm những bài viết mới cùng chủ đề luôn được cập nhật tại trang tin tức của Bảo Tín.

Rate this post