Bạn đang thắc mắc về vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu. Liệu rằng khi thành lập doanh nghiệp cần đáp các quy định ra sao. Cùng Bảo Tín tìm hiểu chi tiết thông tin về số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp ở bài viết dưới đây nhé!
Mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Theo luật doanh nghiệp 2020, chủ doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh cũng như được phép lựa chọn thông tin để đăng ký doanh nghiệp. Đặc biệt, nội dung trong đó còn chỉ ra rằng việc lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp để kinh doanh cũng được chấp nhận. Theo đó:
- Lựa chọn mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp thấp đồng nghĩa với nghĩa vụ góp đủ vốn nhỏ và nhanh chóng. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà năng lực tài chính của công ty sẽ bị yếu đi bởi trách nghiệm của thành viên, cổ đông công ty sẽ chỉ gói gọn trong phần vốn điều lệ đăng ký.
- Lựa chọn mức vốn điều lệ cao thì lại khiến việc góp đủ vốn lớn trở nên khó khăn hơn thế nhưng lại có thể giúp năng lực tài chính của công ty tăng cao giúp xây dựng hình tượng uy tín với đối tác, khách hàng.
Hoạt động đăng ký vốn điều lệ không có quy định chính thức nào về việc giới hạn số tiền tối thiểu để thành lập doanh nghiệp tương tự với trường hợp công ty TNHH hay công ty cổ phần. Vì thế nếu muốn thành lập công ty thì hãy thoải mái lựa chọn vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất nhé!
Các loại vốn thành lập công ty
Khi thành lập công ty, doanh nghiệp có thể lựa chọn 4 loại vốn cơ bản bao gồm: vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ, vốn góp nước ngoài.
Vốn điều lệ
Số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp mà các doanh nghiệp phải có khi xác nhận trong quá trình làm thủ tục thành lập doanh nghiệp được gọi là vốn điều lệ.
Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể tự do huy động từ thành viên/cổ đông cam kết góp trong thời hạn nhất định, các khoản tiền này sẽ được ghi nhận vào điều lệ công ty.
Vốn pháp định
Trái ngược với vốn điều lệ, vốn pháp định là nguồn vốn bắt buộc doanh nghiệp phải có khi đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện (pháp luật yêu cầu cụ thể đối với lịch lĩnh vực, ngành nghề doanh nghiệp).
Dịch vụ Bảo Tín hỗ trợ bạn, chỉ cần nhấc máy gọi tới số hotline và cung cấp thông tin ngành nghề kinh doanh mong muốn, chúng tôi hỗ trợ đăng ký và tư vấn cụ thể chính xác vốn pháp định cho doanh nghiệp.
Vốn ký quỹ
Doanh nghiệp nên có 1 khoản tiền ký quỹ thực tế tại ngân hàng (có hoặc không kỳ hạn) để phòng tránh rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp khi lâm vào khủng hoảng.
Tương tự vốn pháp định, doanh nghiệp cũng lưu ý khi thực hiện ký quỹ vì vốn ký quỹ cũng có hạn mức đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Vốn góp nước ngoài
Vốn góp nước ngoài hay còn được biết với tên gọi là vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn này do nhà đầu tư người nước ngoài thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lưu ý về nhà đầu tư nước ngoài:
- Đối với cá nhân phải có quốc tịch nước ngoài.
- Đối với các tổ chức phải được thành lập và hoạt động tuân theo pháp luật của quốc gia người đầu tư.
Quy định về việc góp vốn khi thành lập công ty
Cùng Bảo Tín tìm hiểu về 4 quy định cơ bản vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Về cơ bản, ý nghĩa của vốn điều lệ thực chất là tổng giá trị tài sản mà tất cả thành viên và chủ sở hữu được góp hoặc cam kết góp. Điều này chỉ được áp dụng với các công ty TNHH hoặc hợp danh. Ngoài ra, nó còn được dùng để chỉ về tổng mệnh giá cổ phần đã bán hay đơn giản là được đăng ký khi công ty cổ phần được thành lập.
- Những hình thức tài sản góp vốn được chấp thuận bao gồm đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, công thức kỹ thuật, công nghệ hay thậm chí là quyền sử dụng đất và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, những tài sản có thể được cân đo đong đếm bằng đồng Việt Nam cũng nằm trong danh sách này.
- Đối tượng được phép sử dụng những loại tài sản nêu trên để góp vốn phải là những người chủ sở hữu hoặc người được cấp giấy phép hợp pháp sử dụng chúng. Tuy nhiên vẫn sẽ có một vài đối tượng ngoại lệ theo quy định của pháp luật.
- Như đã nói ở trên, vốn điều lệ không hề bị giới hạn số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp nhưng nó lại lệ thuộc vào vốn ký quỹ và vốn pháp định.
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên và cổ đông sẽ có 90 ngày để tham gia góp vốn cũng như đưa đủ số vốn đã cam kết trước đó.
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Doanh nghiệp có cần chứng minh vốn khi thành lập công ty hay không?
Trả lời: Doanh nghiệp không cần chứng minh số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp khi làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải cam kết trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, phải nộp đủ số vốn đã cam kết.
Câu hỏi 2: Mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp?
Trả lời: Hiện tại, pháp luật chưa có quy định chính xác về mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp nên có 1 khoản ký quỹ thực tế tại ngân hàng (có hoặc không kỳ hạn) để phòng tránh rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp khi lâm vào khủng hoảng.
Câu hỏi 3: Dựa vào đâu để xác định các loại nguồn vốn?
Trả lời: Vốn điều lệ dựa theo quy mô của công ty và phụ thuộc trực tiếp vào các khoản vốn pháp định, vốn ký quỹ.
Mặt khác, vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn góp nước ngoài phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký với nhà nước.
Trên đây là những thông tin về vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc liên quan đến thành lập công ty hãy gọi ngay đến số hotline để được Bảo Tín hỗ trợ sớm nhất nhé!