Khi thành lập công ty, doanh nghiệp, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Vậy những khó khăn khi thành lập doanh nghiệp cũng như các bước làm thủ tục thành lập công ty như thế nào? Mời bạn cùng Bảo Tín tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây!

khó khăn khi thành lập doanh nghiệp
Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp

1. 5 khó khăn khi thành lập doanh nghiệp, công ty

1.1. Thủ tục pháp lý phức tạp gây khó khăn khi thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập một công ty, bạn cần tuân thủ các thủ tục pháp lý để đảm bảo rằng quy trình đăng ký kinh doanh của bạn tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Để tránh tốn thời gian và công sức trong việc tìm hiểu các quy định liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, bạn có thể tiết kiệm thời gian và đảm bảo tiến độ xin cấp giấy phép bằng cách chọn một đơn vị chuyên tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý thay bạn. Đây là một lựa chọn hợp lý mà bạn nên xem xét để giảm thiểu nguy cơ đối mặt với các khó khăn khi thành lập doanh nghiệp.

1.2. Huy động vốn

Trong giai đoạn khởi nghiệp, công ty thường phải đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất. Ví dụ như đối với các doanh nghiệp sản xuất đầu tư vào máy móc và nguyên vật liệu sản xuất là không thể tránh khỏi và điều này đồng nghĩa với việc phải mất chi phí. Giai đoạn này cũng thường là giai đoạn các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi thành lập doanh nghiệp trong việc đối mặt với khả năng gặp lỗ.

Để tăng cường nguồn vốn kinh doanh vững chắc, bạn có thể huy động vốn từ nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc thu hút vốn không đơn giản do công ty chưa có uy tín và vị thế trên thị trường. Ngoài ra, việc nhận được số vốn lớn từ nhà đầu tư cũng đồng nghĩa với áp lực để duy trì cam kết về lợi nhuận và thời gian hoàn vốn.

Loại hình doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc bạn có gặp nhiều khó khăn khi thành lập doanh nghiệp trong việc huy động vốn hay không. Trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn tốt nhất, tiếp theo là công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên và cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân.

1.3. Tuyển dụng nhân sự

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, đảm bảo tính ổn định là rất khó, và điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng nhân sự. Thực tế là người lao động thường ưu tiên những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm hoạt động để đảm bảo mức lương, phúc lợi và môi trường làm việc. Khi gặp khó khăn trong tuyển dụng, quá trình đào tạo nhân sự cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến việc xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên môn chậm trễ, gây khó khăn khi thành lập doanh nghiệp.

1.4. Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp thời gian đầu: Tìm kiếm khách hàng

Tìm kiếm và giữ chân khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc đạt được thành công cho một doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp mới, đây là một thách thức lớn do thiếu uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Do đó, khó khăn khi thành lập doanh nghiệp không chỉ nằm ở việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường và phân tích nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng mục tiêu và áp dụng chiến lược marketing phù hợp. Thông qua việc thu thập thông tin về thị trường và xu hướng tiêu dùng, doanh nghiệp có thể xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng.

1.5. Quản lý doanh nghiệp

Khởi nghiệp lần đầu thường đối mặt với thiếu kinh nghiệm quản lý cả về con người lẫn kế hoạch kinh doanh. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý là rất quan trọng cho chủ doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo.

Để cải thiện tình hình khó khăn khi thành lập doanh nghiệp này, bạn có thể tham gia vào các khóa học và chương trình đào tạo về kỹ năng quản lý. Đồng thời, hãy tích lũy thêm kiến thức về việc quản lý doanh nghiệp để trở nên hiệu quả hơn.

5 khó khăn khi thành lập doanh nghiệp, công ty
5 khó khăn khi thành lập doanh nghiệp, công ty

2. Hướng dẫn các bước làm thủ tục thành lập công ty

2.1. Cách 1: Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh

  • Bạn nộp hồ sơ thành lập công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, tại địa chỉ dự kiến là trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Hồ sơ bao gồm giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp, danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần) hoặc danh sách thành viên (đối với công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên/công ty hợp danh), điều lệ công ty, văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp), bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, người đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 6 tháng).
  • Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, bạn sẽ được hướng dẫn bổ sung và nộp lại từ đầu.

2.2 Cách 2: Đăng ký trực tuyến

Bạn thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo 5 bước sau:

  • Tạo tài khoản và đăng nhập vào tài khoản vừa tạo trên trang web của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Tạo hồ sơ đăng ký kinh doanh bằng cách cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
  • Tải văn bản điện tử đính kèm.
  • Ký xác thực và thanh toán phí, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Nộp hồ sơ.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ trực tuyến, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn có thể in biên nhận và nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư mà không cần nộp bộ hồ sơ gốc. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung và bạn cũng phải nộp lại từ đầu.

Lưu ý: Hiện nay, đa số các thành phố lớn áp dụng hình thức đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến để giảm bớt gánh nặng khó khăn khi thành lập doanh nghiệp về mặ thủ tục pháp lý. Vì vậy, trước khi tiến hành đăng ký, bạn nên tìm hiểu kỹ về quy trình nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền tại tỉnh, thành phố nơi bạn đặt trụ sở doanh nghiệp để tránh mất thời gian không cần thiết.

Hướng dẫn các bước làm thủ tục thành lập công ty
Hướng dẫn các bước làm thủ tục thành lập công ty

Như vậy, thông qua bài viết trên chúng ta đã cùng tìm hiểu những khó khăn khi thành lập doanh nghiệp, công ty. Bạn thấy bài viết này có hữu ích hay không? Chia sẻ cho chúng tôi biết những khó khăn khi thành lập doanh nghiệp của bạn với nhé!

Rate this post