Kinh doanh hải sản tươi sống là một lĩnh vực đầy tiềm năng, nhưng cũng yêu cầu tuân thủ nhiều quy định pháp lý. Để mở một cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống, doanh nghiệp cần hiểu rõ về các hồ sơ, thủ tục cần thiết. Trong bài viết này hãy cùng Bảo Tín tìm hiểu hồ sơ, thủ tục mở cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống nhé!

Điều kiện mở đại lý, cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống

Kinh doanh hải sản tươi sống là một ngành nghề có trong danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để mở cửa hàng, đại lý kinh doanh hải sản tươi sống, doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ 2 loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hải sản tươi sống (đối với mô hình công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể);
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một số lưu ý:

  • Nếu cửa hàng hải sản tươi sống có địa điểm kinh doanh cố định và cụ thể thì cần phải có cả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hải sản tươi sống và giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nếu kinh doanh, buôn bán hải sản tươi sống online nhỏ lẻ, vãng lai, tùy vào quy mô hoạt động mà doanh nghiệp hoặc cá nhân sẽ cân nhắc việc đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng.

Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh hải sản tươi sống

Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hải sản

Có 2 mô hình kinh doanh hải sản tươi sống mà bạn có thể lựa chọn:

  • Mô hình hộ kinh doanh cá thể phù hợp với các cơ sở kinh doanh hải sản tươi sống quy mô nhỏ, có nguồn vốn hạn chế.
  • Mô hình công ty/doanh nghiệp phù hợp với các chuỗi cửa hàng, đại lý hải sản tươi sống có quy mô lớn, có khả năng đầu tư vốn.

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty kinh doanh hải sản tươi sống

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mở công ty hải sản tươi sống

Chi tiết hồ sơ mở công ty kinh doanh hải sản tươi sống gồm:

  • Điều lệ công ty kinh doanh hải sản tươi sống;
  • Giấy đề nghị thành lập công ty hải sản tươi sống;
  • Danh sách thành viên nếu là công ty TNHH, danh sách cổ đông nếu là công ty cổ phần.
  • Bản sao công chứng hộ chiếu/CCCD của người đại diện pháp luật, các cổ đông/thành viên góp vốn và người được ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có);
  • Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật

Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bước tiếp theo là nộp hồ sơ mở công ty kinh doanh hải sản tươi sống tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT) của tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính của công ty. Có 3 cách để nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT
  • Nộp hồ sơ online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
  • Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính Việt Nam (VNPost)

Bước 3: Nhận kết quả sau 3 – 5 ngày làm việc

Nếu hồ sơ đăng ký của bạn hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty. 

Tuy nhiên, nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho bạn. Trong thông báo này, Sở KH&ĐT sẽ nêu rõ những nội dung cần bạn sửa đổi, bổ sung và yêu cầu bạn nộp lại hồ sơ từ đầu.

Bước 4: Thực hiện các thủ tục pháp lý quan trọng sau khi có GPKD

một số thủ tục pháp lý quan trọng bạn cần thực hiện sau khi có giấy phép kinh doanh như: nộp hồ sơ khai thuế ban đầu: treo biển hiệu công ty , mua chữ ký số, mở tài khoản ngân hàng,…

Hồ sơ, thủ tục mở hộ kinh doanh hải sản tươi sống

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh mua bán hải sản tươi sống

Chi tiết hồ sơ theo mô hình HKD cá thể mở cửa hàng hải sản tươi sống gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập hộ cá thể kinh doanh hải sản tươi sống;
  • Bản sao CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh, thành viên gia đình;
  • Bản sao sổ hồng hoặc hợp đồng thuê/mướn địa điểm mở cửa hàn
  • Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống dạng bản sao
  • Nếu người nộp hồ sơ không phải là chủ hộ kinh doanh thì cần chuẩn bị thêm Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch của cấp huyện nơi đặt cửa hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công của quận/huyện hoặc trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Bước 3: Chờ nhận giấy phép kinh doanh

Sau khi nộp hồ sơ, trong vòng 5-7 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy phép cho hộ kinh doanh. Trong trường hợp không được cấp giấy phép, cơ quan sẽ gửi thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối và yêu cầu bổ sung, sửa đổi các nội dung cần thiết.

Thủ tục xin giấy phép vệ sinh An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm

Đối với cơ sở kinh doanh hải sản tươi sống, dù hoạt động theo mô hình hộ gia đình hay doanh nghiệp, đều phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này là do đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.eo mô hình hộ gia đình hay doanh nghiệp cũng không có nhiều khác biệt.

Cụ thể thủ tục xin giấy phép vệ sinh ATTP thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cửa hàng, vựa kinh doanh hải sản, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc hộ cá thể dạng bản sao hợp lệ
  • Bản thuyết minh về trang thiết bị, dụng cụ,  cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh và người trực tiếp kinh doanh đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ doanh nghiệp/hộ kinh doanh và người trực tiếp kinh doanh do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

  • Đối với mô hình công ty: Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ được nộp trực tiếp tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Đối với mô hình hộ kinh doanh: Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ được nộp tại UBND quận/huyện nơi đặt cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống.

 Bước 3: Nhận giấy chứng nhận vệ sinh ATTP

Cơ quan thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực tế tại cửa hàng, nơi buôn bán hải sản tươi sống của hộ kinh doanh, công ty trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ:

  • Cơ quan thẩm quyền sẽ cấp giấy phép vệ sinh ATTP nếu cơ sở đủ điều kiện
  • Ngược lại, nếu cơ sở kinh doanh không đáp ứng các yêu cầu, cơ quan sẽ từ chối cấp giấy phép và sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Mã ngành đăng ký kinh doanh hải sản tươi sống

Bạn có thể đăng ký các mã ngành dưới đây:

Mã ngành 4632: Buôn bán thực phẩm. Chi tiết: Bán buôn thủy sản tươi sống, đông lạnh và chế biến như: cá, động vật thân mềm (mực, bạch tuộc…), động vật giáp xác (tôm, cua…) và các động vật không xương sống khác sống dưới nước.

Mã ngành 4781: Bán lẻ thủy sản tươi sống lưu động hoặc tại chợ. Chi tiết: Bán lẻ thủy sản tươi sống lưu động hoặc tại chợ, Bán lẻ thủy sản đông lạnh lưu động hoặc tại chợ.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Bảo Tín đã hướng dẫn bạn thủ tục, hồ sơ kinh doanh hải sản tươi sống. Nếu bạn cần hỗ trợ về thủ tục giấy tờ đăng ký kinh doanh hải sản tươi sống, liên hệ với Bảo Tín qua hotline để được hỗ trợ.

Rate this post