Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hàng hóa thì tài sản cố định là một phần quan trọng không thể thiếu. Vì nó chính là vật tư, công cụ tham gia trực tiếp vào trong nhiều chu kỳ sản xuất. Do đó, để tính toán được lợi nhuận kinh doanh, chi phí một cách chính xác thì người kế toán phải xác định được khấu hao tài sản cố định.
1. Khấu hao tài sản cố định là gì?
Khấu hao tài sản cố định là việc định giá và phân bổ một cách có hệ thống đối với giá trị của tài sản cố định, khi giá trị của tài sản cố định đó bị giảm dần bởi sự hao mòn tự nhiên hoặc do sự tiến bộ về công nghệ sau khoản thời gian sử dụng.
Khấu hao tài sản cố định được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định đó.
Đầu tiên, để tính mức khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp cần xác định được hai vấn đề sau:
- Tài sản cố định đã được sử dụng hay mua mới;
- Thời gian để tính mức khấu hao tài sản cố định (thời điểm chính thức đưa tài sản cố định vào trong quá trình sản xuất sản phẩm).
Đối với thời gian để tính khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp có thể chủ động quyết định nhưng phải dựa trên khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính. Đồng thời, thông báo với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp về tình trạng thời gian tính khấu hao tài sản cố định.
Xem thêm: Giá trị tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính chuẩn xác nhất
2. Cách tính khấu hao tài sản cố định
2.1. Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng
Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng là phương pháp tính khấu hao theo mức tính ổn định hàng năm trong suốt thời gian sử dụng. Phương pháp này áp dụng được với hầu hết tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Cách tính khấu hao theo đường thẳng:
- Hàng tháng: Mức trích khấu hao của tài sản cố định hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm/12
- Cách tính khấu hao tài sản cố định dựa vào tháng phát sinh
Trong trường hợp mua tài sản cố định về dùng ngay trong tháng:
Mức tính khấu hao tài sản theo tháng P/S = ( Mức trích khấu hao theo tháng/ Tổng số ngày của tháng P/S) * Số ngày sử dụng trong tháng.
Trong đó:
Số ngày sử dụng tài sản cố định trong tháng = Tổng số ngày của tháng P/S – Ngày bắt đầu sử dụng + 1
Xem thêm: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau như thế nào?
2.2. Cách tính khấu hao dựa theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Khấu hao tài sản cố định dựa theo số dư giảm dần có điều chỉnh là phương pháp áp dụng đối với các lĩnh vực công nghệ có sự thay đổi, hoạt động hiệu quả, phát triển nhanh và phải thỏa các điều kiện như sau:
- Là tài sản cố định mới cùng với đó là chưa qua sử dụng;
- Là các loại máy móc, trang thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm.
Cách tính khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của tài sản cố định * Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)
Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng * hệ số điều chỉnh.
2.3. Cách tính khấu hao dựa theo khối lượng và số lượng sản phẩm
Tài sản cố định áp dụng được theo phương pháp này phải thỏa các điều kiện như sau:
- Liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất sản phẩm
- Phải xác định được tổng khối lượng và số lượng sản phẩm được tạo ra bởi tài sản cố định đó.
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm thì không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Cách tính khấu hao tài sản cố định theo khối lượng, số lượng sản phẩm:
Mức trích khấu hao hàng tháng/ năm = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng/ năm * Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm.
Trong đó :
Mức trích khấu hao bình quân trích cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định/Số lượng theo công suất thiết kế.
Trong trường hợp nếu nguyên giá hoặc công suất của tài sản cố định có thay đổi thì doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định đó…
Xem thêm: Hướng dẫn 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
3. Ý nghĩa việc tính khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định đem đến một số lợi ích cho doanh nghiệp về cả mặt quản lý và tài chính. Nó có một số lợi ích cụ thể như sau:
- Là một trong những biện pháp giúp cho doanh nghiệp bảo toàn được vốn của mình hay nói cách khác tài sản cố định vừa tham gia quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ vừa tạo thêm doanh thu cho doanh nghiệp. Khi hết thời hạn sử dụng, chủ doanh nghiệp cũng có thể mang các tài sản cố định ra để thanh lý chúng..
- Tùy thuộc vào cách tính khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp có thể lập kế hoạch cho việc thu hồi vốn cố định đó khi tài sản đã hết thời gian sử dụng một cách hiệu quả nhất.
- Việc tính toán khấu hao của tài sản cố định góp phần vào việc hình thành nên giá trị sản phẩm bán ra ngoài thị trường. Vì hao mòn tài sản cố định khiến cho giá trị của tài sản bị giảm dần theo thời gian nên nó cũng được tính trong chi phí sản xuất.
- Việc tính toán tài sản cố định còn góp phần vào công việc hình thành nên giá sản phẩm bán ra ngoài thị trường. Vì hao mòn tài sản cố định kiến cho giá trị của tài sản cố định giảm dần theo thời gian, nên nó cũng được tính trong chi phí sản xuất.
- Ngoài ra, người ta khấu hao tài sản cố định để tính toán cho việc tái đầu tư sản xuất cho các dự án tiếp theo của công ty.
Xem thêm: Dịch vụ kê khai thuế ban đầu
4. Các phương pháp để tính khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định có thể được tính toán thông qua 3 cách như sau:
4.1. Khấu hao tuyến tính
Phương pháp khấu hao tuyến tính là một cách tính đơn giản nhất trong 3 cách. Trong đó, người ta chia định mức khấu hao tài sản trải đều như nhau trong suốt thời gian sử dụng.
4.2. Khấu hao tài sản dựa theo khối lượng của sản phẩm
Ngoài việc dựa trên vòng đời sản phẩm, tài sản cố định cũng sẽ được tính khấu hao dựa trên số lượng sản phẩm mà nó sản xuất được. Chúng ta có công thức tính khấu hao như sau:
Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng * Mức trích khấu hao bình quân tính cho đơn vị sản phẩm.
Trong đó:
- Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định/ Số lượng theo công suất thiết kế.
- Mức trích khấu hao theo năm của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm * Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.
4.3. Khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần
Khấu hao theo số dư giảm dần được tính theo như công thức:
Giá trị khấu hao tài sản cố định hàng năm = Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao * tỷ lệ khấu hao.
Khấu hao tài sản cố định là một trong những nghiệp vụ vô cùng quan trọng của một nhân viên kế toán vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán và doanh thu bán được,…
Việc tính toán khấu hao tài sản cố định là một mục bắt buộc phải có trong các báo cáo tài chính hoặc các giấy tờ quyết toán thuế của doanh nghiệp. Nếu bạn đang có thắc mắc gì về khấu hao tài sản cố định và các vấn đề liên quan đến khấu hao tài sản cố định thì bạn hãy liên hệ với kế toán Bảo Tín để được giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng với chi phí tiết kiệm nhé.
5. Câu hỏi thường gặp
Khấu hao tài sản cố định là việc định giá và phân bổ một cách có hệ thống đối với giá trị của tài sản cố định, khi giá trị của tài sản cố định đó bị giảm dần bởi sự hao mòn tự nhiên hoặc do sự tiến bộ về công nghệ sau khoản thời gian sử dụng.
Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng là phương pháp tính khấu hao theo mức tính ổn định hàng năm trong suốt thời gian sử dụng. Phương pháp này áp dụng được với hầu hết tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong trường hợp mua tài sản cố định về dùng ngay trong tháng:
Mức tính khấu hao tài sản theo tháng P/S = ( Mức trích khấu hao theo tháng/ Tổng số ngày của tháng P/S) * Số ngày sử dụng trong tháng.
Khấu hao tài sản cố định dựa theo số dư giảm dần có điều chỉnh là phương pháp áp dụng đối với các lĩnh vực công nghệ có sự thay đổi, hoạt động hiệu quả, phát triển nhanh và phải thỏa các điều kiện như sau:
- Là tài sản cố định mới cùng với đó là chưa qua sử dụng;
- Là các loại máy móc, trang thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm.
Cách tính khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của tài sản cố định * Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)