Tạo Header và Footer trong Excel giúp bạn thêm nhiều thông tin khác nhau như: chèn số trang trong Excel, thông tin tác giả trang tính hoặc bất kỳ nội dung nào khác mà bạn muốn chèn làm header trong Excel. Chúng ta có thể tạo header cho một trang trong Excel hoặc nhiều trang trong Excel. Bài viết dưới đây kế toán Bảo Tín sẽ hướng dẫn các bạn tạo header trong Excel.
1. Header và Footer trong Excel là gì?
Header và Footer trong Excel là phần thông tin ở đầu và ở cuối trang tính Excel. Điều này sẽ giúp làm tăng tính chuyên nghiệp của bạn và cùng với đó giúp cho người đọc dễ dàng nhận ra được tiêu đề hoặc số trang của bản Excel. Header và Footer này sẽ được lặp lại cho mọi trang tính trong Excel.
Xem thêm: Hướng dẫn dùng hàm ROUND trong Excel làm tròn số đơn giản nhất
2. Chức năng của Header và Footer trong Excel.
2.1. Chức năng của Header
Chức năng của Header được sử dụng nhằm mục đích điền thông tin cho phần đầu trang tính. Các thông tin trong phần này thường sẽ là tiêu đề, người lập, ngày tháng lập trang tính,…
Bạn có thể sử dụng tính năng header để quảng bá thông tin và nâng cao tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp với các thông tin như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại liên hệ hoặc mã số thuế.
2.2. Chức năng của Footer
Chức năng của Footer được sử dụng để điền thông tin cho phần cuối trang. Thông tin trong phần này sẽ thường là số trang.
Bạn còn có thể sử dụng chức năng Footer để người đọc có thể biết được báo cáo đang nằm ở phần nào, giúp cho người đọc tránh nhầm lẫn và tiết kiệm được thời gian.
Xem thêm: Hướng dẫn dùng hàm LOWER trong Excel chi tiết và đơn giản nhất
3. Cách tạo Header và Footer trong Excel
Bước 1: Bạn chọn Tab Page Layout sau đó chọn Page Setup.
Bước 2: Hộp thoại Page Setup xuất hiện, bạn chọn vào Tag Header/Footer.
- Nếu bạn muốn tạo tiêu đề ở đầu trang Header thì chọn vào Custom Header.
- Nếu bạn muốn tạo tiêu đề ở cuối trang Footer thì chọn Custom Footer.
Phần hướng dẫn dưới đây chúng ta sẽ chọn vào Custom Header.
Bước 3: Tại đây sẽ có 3 khu vực để chèn nội dung tiêu đề đầu trang:
– Left section: Khu vực bên trên.
– Center section: Khu vực ở giữa.
– Right section: Khu vực bên phải.
Cùng các tuỳ chỉnh khác gồm có chỉnh font chữ, màu, thêm số trang, thêm ảnh,…
Phần hướng dẫn dưới đây chúng ta sẽ chọn Center section và chọn biểu tượng chữ A để thực hiện tùy chỉnh font chữ.
Bước 4: Thực hiện chọn:
- Font chữ ở mục Font.
- Kiểu chữ ở mục Font style.
- Kích thước chữ ở mục Size.
- Màu sắc chữ ở mục Color.
Sau khi thực hiện định dạng cho nội dung tiêu đề trang bạn nhấp chọn OK.
Bước 5: Nhập nội dung cho tiêu đề tại khu vực đã chọn ban đầu rồi nhấn chọn OK.
Bước 6: Quay lại giao diện Page Setup và nhìn thấy tiêu đề Header vừa nhập rồi chọn OK.
Bước 7: Để xem được tiêu đề mà bạn đã chèn, chọn Tab File sau đó nhấn chọn Print hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl +P. Bạn sẽ nhìn thấy tiêu đề Header đã tạo cho bảng dữ liệu Excel.
Nội dung bài viết trên đây Bảo Tín đã hướng dẫn tạo Header Footer trong Excel đơn giản và nhanh chóng. Hy vọng với những nội dung mà chúng tôi chia có thể giúp bạn tạo được header footer phục vụ cho công việc cũng như là học tập.
4. Câu hỏi thường gặp
Header và Footer trong Excel là phần thông tin ở đầu và ở cuối trang tính Excel. Điều này sẽ giúp làm tăng tính chuyên nghiệp của bạn và cùng với đó giúp cho người đọc dễ dàng nhận ra được tiêu đề hoặc số trang của bản Excel. Header và Footer này sẽ được lặp lại cho mọi trang tính trong Excel.
Chức năng của Header được sử dụng nhằm mục đích điền thông tin cho phần đầu trang tính. Các thông tin trong phần này thường sẽ là tiêu đề, người lập, ngày tháng lập trang tính,…Bạn có thể sử dụng tính năng header để quảng bá thông tin và nâng cao tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp với các thông tin như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại liên hệ hoặc mã số thuế.
Chức năng của Footer được sử dụng để điền thông tin cho phần cuối trang. Thông tin trong phần này sẽ thường là số trang. Bạn còn có thể sử dụng chức năng Footer để người đọc có thể biết được báo cáo đang nằm ở phần nào, giúp cho người đọc tránh nhầm lẫn và tiết kiệm được thời gian.