TikTok đang là thị trường màu mỡ cho các nhà bán hàng khi ứng dụng này ngày càng một phát triển và thu hút mọi đối tượng người xem. Số lượng người bán trên TikTok càng nhiều và doanh thu thu về càng lớn khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu bán hàng trên TikTok có phải nộp thuế không? Trong bài viết này hãy cùng Bảo Tín tìm hiểu nhé!
1. Đăng ký bán hàng trên TikTok có phải đăng ký kinh doanh không?
Để xác định xem việc bán hàng trên TikTok có phải nộp thuế không, có yêu cầu đăng ký kinh doanh không, chúng ta sẽ tìm hiểu về các giấy tờ cần thiết khi đăng ký tài khoản bán hàng trên TikTok Shop và quy định pháp luật liên quan đến việc đăng ký kinh doanh.
➨ Quy định về thông tin cần cung cấp khi tạo tài khoản bán hàng của TikTok Shop
Quy định bán hàng trên TikTok có phải nộp thuế không sẽ khác nhau tùy vào tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn chọn, bao gồm “Cá nhân”, “Hộ kinh doanh” và “Công ty”. Cụ thể như sau:
- Cá nhân (Đối tượng đăng ký phải là công dân Việt Nam): Yêu cầu cung cấp CMND/CCCD/hộ chiếu của người đăng ký
- Hộ kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và mã số thuế HKD
- Doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế công ty
➨ Quy định về đăng ký kinh doanh
Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP, các cá nhân hoạt động thương mại không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định (buôn bán vặt, bán hàng rong…) không cần đăng ký kinh doanh.
Vì vậy, nếu bạn mở shop bán hàng trên TikTok Shop dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp, bạn chắc chắn phải đăng ký kinh doanh. Đối với những cá nhân bán hàng trên TikTok Shop theo quy mô nhỏ lẻ, tự phát để tránh việc bị xử phạt hành chính nếu có đoàn thanh tra đến kiểm tra, cũng nên xem xét việc thực hiện thủ tục xin cấp phép kinh doanh để đảm bảo tuân thủ quy định.
2. Bán hàng trên TikTok có phải nộp thuế không?
Để trả lời cho câu hỏi bán hàng trên TikTok có phải nộp thuế không, mọi gian hàng kinh doanh và bán hàng trên TikTok Shop đều có trách nhiệm đóng thuế theo quy định sau đây:
2.1 Hình thức đóng thuế khi kinh doanh trên TikTok Shop
Cơ quan chủ quản của TikTok hiện đã đăng ký thuế tại Việt Nam nên các cá nhân, tổ chức thắc mắc bán hàng trên TikTok có phải nộp thuế không thì câu trả lời sẽ là có. Hình thức đóng thuế khi bán hàng trên TikTok Shop theo đó cũng được chia thành 2 trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: Người bán chưa đăng ký thuế tại Việt Nam bán hàng trên TikTok có phải nộp thuế không?
Nếu chủ gian hàng là một doanh nghiệp chưa đăng ký thuế, TikTok sẽ tự động thu 5% thuế thu nhập doanh nghiệp và 5% thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ mỗi giao dịch trên nền tảng này. Sau đó, TikTok sẽ chịu trách nhiệm nộp số thuế này cho Tổng cục Thuế Việt Nam.
– Trường hợp 2: Người bán đã đăng ký thuế tại Việt Nam bán hàng trên TikTok có phải nộp thuế không
Nếu chủ gian hàng đã đăng ký mã số thuế, TikTok sẽ yêu cầu cung cấp mã số thuế này. Sau khi mã số thuế được xác thực, TikTok sẽ không thu bất kỳ khoản thuế nào từ các giao dịch trên nền tảng này ở Việt Nam. Trong trường hợp này, chủ gian hàng sẽ có trách nhiệm tự kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Sau khi TikTok nhận được thông tin mã số thuế, sẽ tiến hành kiểm tra và xác thực mã số thuế này (thời gian kiểm tra thường mất khoảng 24 giờ). Trong thời gian này, nếu gian hàng tiến hành giao dịch, TikTok vẫn sẽ thu 5% thuế GTGT và 5% thuế thu nhập doanh nghiệp từ những giao dịch đó. Khoản thuế này sẽ không được hoàn lại trừ khi bạn yêu cầu hoàn lại toàn bộ số tiền đã thanh toán theo điều khoản thanh toán của TikTok.
2.2 Quy định về các khoản thuế phải nộp khi bán hàng trên TikTok Shop
Nếu bạn đã đăng ký thuế tại Việt Nam và mã số thuế của bạn đã được TikTok xác thực, bạn thắc mắc bán hàng trên TikTok có phải nộp thuế không thì câu trả lời là bạn sẽ cần kê khai và nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định. Chi tiết như sau:
2.2.1 Đối với cá nhân, hộ kinh doanh bán hàng trên TikTok Shop
Nếu tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trên TikTok Shop trong năm dương lịch vượt quá 100 triệu đồng, cá nhân và hộ kinh doanh sẽ phải đóng các loại thuế sau: thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng (GTGT) và lệ phí môn bài. Ngược lại, nếu tổng doanh thu trong năm dương lịch từ hoạt động kinh doanh trên TikTok Shop của cá nhân hoặc hộ kinh doanh không vượt quá 100 triệu đồng, thì không cần nộp ba loại thuế này.
– Về thuế GTGT, thuế TNCN:
Cách tính thuế cho cá nhân và hộ kinh doanh bán hàng trên TikTok Shop là dựa trên tỷ lệ thuế tính trên doanh thu và doanh thu tính thuế. Cụ thể, bạn có thể tính toán mức thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp theo công thức sau:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
- Tỷ lệ thuế GTGT đối với bán hàng trực tuyến là 1%, và tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.
- Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN (nếu phải chịu thuế) bao gồm tổng giá trị tiền dịch vụ, hoa hồng, tiền công, tiền bán hàng phát sinh trong kỳ thuế từ hoạt động kinh doanh trên TikTok Shop.
- Trong trường hợp người bán không thể xác định được doanh thu tính thuế một cách cụ thể hoặc đã xác định nhưng không phù hợp với thực tế, cơ quan thuế sẽ xác định số thuế phải nộp bằng cách ước lượng thuế.
– Về thuế môn bài:
Lệ phí môn bài được xác định dựa trên tổng doanh thu hàng năm. Hàng năm, người bán hàng trên TikTok Shop cần nộp lệ phí môn bài theo các mức thuế sau đây:
- Nếu tổng doanh thu bán hàng trong năm từ 100 triệu đến 300 triệu đồng: 300.000 đồng/năm
- Nếu tổng doanh thu bán hàng trong năm từ 300 triệu đến 500 triệu đồng: 500.000 đồng/năm
- Nếu tổng doanh thu bán hàng trong năm lớn hơn 500 triệu đồng: 1.000.000 đồng/năm
Nếu bạn là cá nhân hoặc hộ kinh doanh mới bắt đầu hoạt động kinh doanh, bạn sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu hoạt động.
2.2.2 Đối với doanh nghiệp bán hàng trên TikTok Shop
Nếu loại hình kinh doanh trên TikTok Shop của bạn là doanh nghiệp, ngoài thuế GTGT, thuế TNCN và lệ phí môn bài, bạn cần nộp thêm thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN).
– Về thuế giá trị gia tăng:
Phương pháp nộp thuế GTGT của doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy vào doanh thu hàng năm của doanh nghiệp có dưới 1 tỷ đồng hay từ 1 tỷ đồng trở lên. Chi tiết như sau:
- Nếu doanh thu hàng năm của doanh nghiệp từ 1 tỷ đồng trở lên: Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Nếu doanh thu hàng năm của doanh nghiệp dưới 1 tỷ đồng: Nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ.
Công thức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Công thức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:
Đối với phương pháp nộp thuế trực tiếp, doanh nghiệp có thể áp dụng hai cách tính là tính trực tiếp trên giá trị gia tăng hoặc tính trực tiếp trên doanh thu.
- Trường hợp tính trực tiếp trên GTGT:
Số thuế GTGT phải nộp = 10% x Giá trị gia tăng
Trong đó: Giá trị gia tăng = Giá hàng hóa bán ra – Giá hàng hóa mua vào
- Trường hợp tính trực tiếp trên doanh thu:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế suất thuế GTGT x Giá hàng hóa bán ra
Trong đó: Thuế suất thuế GTGT là 1%
– Về thuế thu nhập cá nhân:
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp thay cho người lao động khi trả lương cho họ và thu nhập tính thuế vượt qua mức không chịu thuế. Cách tính thuế thu nhập cá nhân phụ thuộc vào việc người lao động là cư trú hay không cư trú. Cụ thể như sau:
- Đối với NLĐ là cá nhân cư trú:
Công thức: Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó: Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – Các khoản giảm trừ – Các khoản được miễn thuế
- Đối với NLĐ là cá nhân không cư trú:
Công thức: Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20% thuế suất
– Về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Loại thuế này được xác định dựa trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi các khoản chi phí hợp lý được trừ đi.
Thuế TNDN phải nộp = Thuế suất thuế TNDN x (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập lũy khoa học & công nghệ (nếu có))
Trong đó:
- Thuế suất thuế TNDN (thuế suất thông thường) là 20%.
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Các khoản lỗ được kết chuyển + Thu nhập được miễn thuế)
- Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Các khoản chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
– Về lệ phí môn bài:
Lệ phí môn bài cho doanh nghiệp bán hàng trên TikTok Shop được xác định dựa trên vốn điều lệ của công ty. Cụ thể như sau:
- Nếu vốn điều lệ của công ty lớn hơn 10 tỷ đồng, mức lệ phí môn bài là 3.000.000 đồng mỗi năm.
- Nếu vốn điều lệ của công ty từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, có những trường hợp doanh nghiệp bán hàng trên TikTok Shop được miễn lệ phí môn bài, bao gồm:
- Doanh nghiệp mới thành lập: Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên sau khi thành lập.
- Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ được chuyển đổi từ hộ kinh doanh: Miễn lệ phí môn bài trong 3 năm, tính từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
2.3. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế khi kinh doanh trên TikTok
Mức phạt khác nhau tùy thuộc vào hành vi vi phạm. Có các mức phạt sau:
- Cảnh cáo: Nộp hồ sơ khai thuế trễ từ 1 ngày đến 5 ngày.
- Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Nộp hồ sơ khai thuế trễ từ 1 ngày đến 30 ngày.
- Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng: Nộp hồ sơ khai thuế trễ từ 31 ngày đến 60 ngày.
- Từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng: Nếu không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp trễ từ 61 ngày đến 90 ngày, hoặc không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
- Từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng: Nộp hồ sơ khai thuế trễ hơn 90 ngày, có số thuế phải nộp phát sinh và đã nộp chậm trước khi có biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế hoặc quyết định thanh tra, kiểm tra thuế từ cơ quan thuế.
Như vậy, thông qua bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bán hàng trên TikTok có phải nộp thuế không. Nếu bạn thấy nội dung hữu ích đừng quên chia sẻ cho chúng tôi nhé!