Các phòng khám tư nhân không chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, mà còn phải đảm bảo đủ nhân lực chuyên môn và có các giấy phép hoạt động hợp lệ. Vậy để mở phòng khám tư nhân cần điều kiện gì? Cùng Bảo Tín tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây!
Điều kiện chung về dịch vụ khám, chữa bệnh
Theo quy định, phòng khám đa khoa và phòng khám chuyên khoa là các hình thức tổ chức cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh.
Để được phép mở phòng khám tư nhân, cơ sở y tế cần đáp ứng các tiêu chí sau:
Cơ sở vật chất
- Có địa điểm hoạt động ổn định.
- Đảm bảo an toàn về bức xạ và phòng cháy chữa cháy.
- Bắt buộc phải có khu vực tiệt trùng dụng cụ y tế, trừ trường hợp không có dụng cụ cần tiệt trùng lại hoặc đã ký hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng.
Trang thiết bị y tế
- Đảm bảo phù hợp với phạm vi chuyên môn hoạt động của cơ sở y tế
- Có bộ phận xét nghiệm sinh hóa đối với các cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp
- Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị công nghệ cần thiết cho các phòng khám, tư vấn sức khỏe thông qua phương tiện viễn thông và công nghệ thông tin
Nhân lực
- Mỗi cơ sở phải có một cá nhân phụ trách về mặt chuyên môn kỹ thuật.
- Người phụ trách chuyên môn kỹ thuật và các trưởng khoa phải là bác sĩ hành nghề toàn thời gian tại đơn vị, sở hữu giấy phép hành nghề, phạm vi chuyên môn phù hợp với cơ sở và chuyên khoa tương ứng, và có thời gian hành nghề ít nhất là 36 tháng sau khi có giấy phép hành nghề hoặc thời gian trực tiếp khám, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng.
- Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được phép đọc và miêu tả hình ảnh chẩn đoán.
- Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được phép đọc và ký kết quả xét nghiệm.
- Các nhân viên khác làm việc trong cơ sở nếu tham gia quá trình khám, chữa bệnh phải có giấy phép hành nghề và chỉ thực hiện công việc trong phạm vi được phân công.
- Nhân sự khác tham gia vào quá trình khám, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp giấy phép hành nghề thì có thể thực hiện các hoạt động theo phân công của người phụ trách chuyên môn kỹ thuật.
Thủ tục pháp lý khi kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh
Để thực hiện kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh, cơ sở cần hoàn thành 2 thủ tục pháp lý chính:
- Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh: Cơ sở có thể lựa chọn hình thức đăng ký như công ty, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
- Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động (giấy phép con): Thực hiện sau khi có giấy phép kinh doanh, còn được gọi là thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động.
Điều kiện kinh doanh phòng khám đa khoa tư nhân ngoài giờ
Để vận hành phòng khám đa khoa tư nhân, ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn chung về dịch vụ khám chữa bệnh, phòng khám cần đáp ứng thêm các yêu cầu sau:
Chuyên môn:
- Có tối thiểu 2 trong 4 chuyên khoa: nội, ngoại, sản, nhi
- Có đủ phòng xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh
Cơ sở vật chất:
- Có khu vực cấp cứu, phòng theo dõi bệnh nhân, phòng khám từng chuyên khoa, phòng tiểu phẫu (nếu cung cấp dịch vụ)
- Diện tích các phòng khám đủ để thực hiện các kỹ thuật chuyên môn
Trang thiết bị:
- Mỗi chuyên khoa có đầy đủ hộp thuốc chống sốc và các loại thuốc cứu cấp cần thiết
Nhân lực:
- Số lượng bác sĩ làm việc toàn thời gian chiếm tối thiểu 50% tổng số bác sĩ
- Người phụ trách các phòng khám chuyên khoa và cận lâm sàng làm việc toàn thời gian tại phòng khám
Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa tư nhân
Để thành lập một phòng khám chuyên khoa tư nhân, cần đáp ứng các điều kiện sau, ngoài những yêu cầu chung về thành lập phòng khám:
Cơ sở vật chất:
- Có phòng hoặc khu vực riêng để thực hiện các thủ thuật chuyên khoa như cấy ghép răng, châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt.
- Diện tích phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải đủ lớn để thực hiện các kỹ thuật chuyên môn.
- Nếu thực hiện cả nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới, phải có 2 phòng riêng biệt.
- Nếu khám và điều trị bệnh nghề nghiệp, phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.
Thiết bị y tế: Phải có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Lưu ý:
Tùy vào chuyên khoa đăng ký kinh doanh mà cần đáp ứng thêm một số điều kiện về chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, nhân sự và cơ sở vật chất, thiết bị y tế chuyên biệt. Ví dụ: Đối với phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, yêu cầu đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là họ phải là bác sĩ có chuyên môn về phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc phẫu thuật thẩm mỹ.
Như vậy, thông qua bài viết trên Bảo Tín đã giới thiệu cho bạn chi tiết về điều kiện mở phòng khám tư. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.