Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm về doanh thu thuần và doanh thu. Nếu bạn là đại lý hoặc nhà phân phối sản phẩm của một mặt hàng nào đó thì việc xác định doanh thu thuần có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp sự thành công hay thất bại trong kinh doanh. Hãy cùng với kế toán Bảo Tín tìm hiểu về doanh thu thuần là gì và công thức tính doanh thu thuần thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần là khoản thu được sau khi đã thực hiện khấu trừ tất cả các khoản giảm trừ bao gồm: thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu bán hàng bị trả lại, các khoản chiết khấu thương mại và đây còn là khoản doanh thu trước thuế thu nhập của doanh nghiệp.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa doanh thu thuần với doanh thu. Tuy nhiên hai khái niệm này khá giống nhau nhưng về mặt bản chất vẫn khác nhau. Trong đó, doanh thu thuần lợi nhuận trước thuế sẽ đem trừ đi các khoản phí như chi phí sản xuất, chi phí vốn, chi phí bán hàng cũng như lợi nhuận từ kết quả của lợi nhuận trước thuế trừ đi số thuế mà doanh nghiệp cần nộp trong kỳ hạn cho nhà nước.
Với công thức trên, nếu tỷ số lợi nhuận lớn hơn 0 thì có nghĩa là doanh nghiệp đã có lãi. Còn ngược lại nếu tỷ số nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ đồng thời nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì doanh nghiệp có nguy có sẽ bị phá sản và cần nhanh chóng tìm ra phương án giải quyết để cải thiện tình hình kinh doanh.
Xem thêm: Giá trị tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính chuẩn xác nhất
2. Công thức tính doanh thu thuần mới nhất hiện nay
Để tính được doanh thu thuần, chúng ta sẽ dựa vào công thức như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Cụ thể:
- Tổng doanh thu của doanh nghiệp chính là doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu bán hàng và đây là tổng các giá trị các sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra.
- Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản bao gồm giảm giá thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng bán ra bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng và chiết khấu thương mại.
Xem thêm: Cách phân biệt lương gross và lương net như thế nào?
3. Doanh thu thuần chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào?
Cùng với việc hiểu rõ về doanh thu thuần là gì, bạn cần biết được doanh thu cung cấp dịch vụ từ nhà bán hàng của doanh nghiệp chiu tác động của những nhân tố như sau:
- Chất lượng của dịch vụ tiêu thụ và sản phẩm hàng hoá
Chất lượng của sản phẩm được thể hiện ở các yếu tố mẫu mã, có khả năng thoả mãn nhu cầu thị trường hoặc kiểu dáng như thế nào. Chất lượng của dịch vụ, hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của dịch vụ, hàng hoá. Vì thế nên sẽ có tác động rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Khi chất lượng sản phẩm càng cao thì sẽ bán được giá cao và ngược lại khi chất lượng kém thì giá thành sẽ rất thấp. Vì chất lượng sản phẩm sẽ quyết định được độ tín nhiệm của người dùng.
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ và sản phẩm sản xuất
Lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản xuất ít sản phẩm, nhu cầu tiêu thụ của thị trường lớn sẽ khiến doanh thu của doanh nghiệp cao hơn.
Nếu sản xuất sản phẩm ra nhiều vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến tình trạng hàng tồn kho và gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vì thế, doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ tình tình đồng thời là khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường để xác định được khối lượng sản phẩm sản xuất ra sao cho phù hợp.
- Giá bán sản phẩm
Là nhân tố vô cùng quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến doanh thu thuần. Trường hợp các yếu tố khác không đổi, giá cả dịch vụ hàng hoá thì doanh thu bán hàng sẽ tăng và ngược lại. Nhưng khi giá cả hàng hóa tăng thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ bị giảm xuống. Còn khi giảm giá thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên.
- Kết cấu của sản phẩm tiêu thụ
Nhu cầu tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của con người ngày càng tăng lên. Mỗi một công ty. doanh nghiệp có thể đồng thời sản xuất hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng với những kết cấu khác nhau. Kết cấu mặt hàng được hiểu là tỷ trọng giá trị của mặt hàng so với tổng giá trị của toàn bộ mặt hàng trong một thời kỳ cố định.
Nếu doanh nghiệp thay đổi kết cấu tiêu thụ sẽ khiến cho doanh thu bị thay đổi. Tuy nhiên cũng nên cân nhắc để tăng doanh thu và phù hợp với thị hiếu của thị trường.
- Chính sách bán hàng và thị trường tiêu thụ
Nếu sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu của thị trường thì việc tiêu thụ sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Lúc này thị trường đã chấp nhận việc tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước, điều này sẽ giúp cho doanh thu của doanh nghiệp tăng cao hơn.
Để thực hiện được điều đó cần phải vận dụng mọi chính sách và phương thức bán hàng một cách hợp lý. Cần đảm bảo đầy đủ các hoạt động tồn hàng, nhập và kê xuất theo đúng với nguyên tắc của kế toán.
Có thể thấy được rằng, để kinh doanh tốt và đạt được hiệu quả cao, trước hết bạn cần phải trang bị có bản thân đầy đủ các kiến thức có liên quan. Việc hiểu được doanh thu thuần là gì sẽ là cơ sở để doanh nghiệp của bạn cải thiện tốt tình hình kinh doanh và giúp đỡ doanh nghiệp hoạt động ngày càng tốt hơn.
Bài viết trên đây Bảo Tín đã tổng hợp những thông tin về doanh thu thuần là gì và công thức tính doanh thu thuần mới nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tính doanh thu thuần đem lại hiệu quả trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Câu hỏi thường gặp
Doanh thu thuần là khoản thu được sau khi đã thực hiện khấu trừ tất cả các khoản giảm trừ bao gồm: thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu bán hàng bị trả lại, các khoản chiết khấu thương mại và đây còn là khoản doanh thu trước thuế thu nhập của doanh nghiệp.
Để tính được doanh thu thuần, chúng ta sẽ dựa vào công thức như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Cụ thể:
- Tổng doanh thu của doanh nghiệp chính là doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu bán hàng và đây là tổng các giá trị các sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra.
- Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản bao gồm giảm giá thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng bán ra bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng và chiết khấu thương mại.