Theo Điều 14 của Luật doanh nghiệp năm 2020, chủ sở hữu công ty, thành viên và cổ đông công ty là tổ chức được phép ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền. Giấy ủy quyền được lập dưới hình thức văn bản ủy quyền có những thông tin liên quan đến người ủy quyền (công ty, doanh nghiệp), thông tin về người được ủy quyền, thời hạn ủy quyền, nội dung phạm vi ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền. Vậy nội dung của văn bản ủy quyền bao gồm những gì. Hãy theo dõi cùng công ty kế toán thuế Bảo Tín bài viết dưới đây nhé.

Quy định về người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp

1. Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp

Căn cứ theo luật doanh nghiệp 2020 có hai loại ủy quyền trong công ty: ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty và ủy quyền phần vốn góp của các thành viên/thành viên hợp danh là tổ chức góp vốn/mua cổ phần của các công ty khác.

1.1 Người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật 

Người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật tại doanh nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn trong khuôn khổ văn bản ủy quyền đã được người đại diện theo pháp luật chấp thuận.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói

1.2 Người đại diện theo ủy quyền phần vốn góp của thành viên/cổ đông là tổ chức

Trường hợp cổ đông hoặc thành viên hợp danh là tổ chức thì khi góp vốn thành lập công ty hoặc mua lại cổ phần ở công ty khác phải cử người đại diện và phải có văn bản ủy quyền điều hành phần vốn góp đó.

Người đại diện theo ủy quyền là người thông qua văn bản ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo giấy ủy quyền là người nhân danh và thay mặt bên người đại diện thành lập và tiến hành hoạt động kinh doanh. Thành viên hoặc cổ đông của công ty là một tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản để thay mặt người đại diện theo chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Luật doanh nghiệp.

2. Nội dung của văn bản ủy quyền

Nội dung của văn bản ủy quyền

Nội dung ủy quyền cần có những thông tin sau:

2.1 Văn bản ủy quyền theo người đại diện theo pháp luật 

Giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật tại công ty phải ghi rõ phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền và trách nhiệm của các bên liên quan.

Xem thêm: Các phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần nắm rõ

2.2 Văn bản ủy quyền của người đại diện phần vốn góp 

Nội dung phần văn bản ủy quyền của người đại diện phần vốn góp bao gồm:

  • Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ công ty mẹ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông.
  • Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp tương ứng với từng người đại diện theo ủy quyền;

Lưu ý: Trong trường hợp chủ sở hữu, thành viên hợp danh hoặc cổ đông của công ty là tổ chức chỉ định nhiều hơn một người đại diện theo ủy quyền thì phải nêu rõ số vốn góp ban đầu và số lượng cổ phần cho mỗi người đại diện. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên hợp danh hoặc cổ đông của công ty không xác định được số vốn góp thì số cổ phần tương ứng với từng người đại diện theo ủy quyền, phần vốn góp và số cổ phần sẽ được chia đều cho số người được ủy quyền đại diện. 

  • Họ, tên, nơi cư trú, quốc tịch, số CCCD, CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền;
  • Thời hạn ủy quyền hạn tương ứng của từng người được ủy quyền; ghi rõ về ngày bắt đầu được ủy quyền;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, cổ đông và  thành viên của người được ủy quyền.

Nói chung: Việc bổ nhiệm người ủy quyền theo ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, công ty phải được thông báo và chỉ có hiệu lực đối với công ty sau khi công ty nhận được thông báo.

2.3 Quy định về số người được ủy quyền

Quy định về số người được ủy quyền

Trừ khi có quy định khác trong các điều lệ của công ty, việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải tuân theo các quy định sau:

  • Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nắm giữ 35% vốn cổ phần trở lên được cử tối đa 3 người đại diện;
  • Tổ chức là cổ đông trong công ty cổ phần sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông được cử tối đa 3 người đại diện.

2.3.1 Tiêu chuẩn và điều kiện của người đại diện theo ủy quyền 

Người đại diện theo ủy quyền cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

  • Có đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Thành lập và quản lý công ty không thuộc đối tượng bị cấm.
  • Thành viên hợp danh, cổ đông công ty mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn góp hoặc cổ phần không được ghi tên vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và của người được ủy quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;
  • Các quy tắc và điều kiện khác được quy định bởi điều lệ của công ty quy định.

2.3.2 Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền 

Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông của tổ chức phải:

  • Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, cổ đông hoặc thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của chủ sở hữu, cổ đông và thành viên trong hội đồng thành viên hoặc trong đại hội đồng cổ đông.
  • Người đại diện theo ủy quyền có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thành viên và Đại hội đồng; thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ủy quyền một cách trung thực, cẩn trọng đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên hợp danh và cổ đông được ủy quyền.
  • Người đại diện theo ủy quyền chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, cổ đông, người đại diện theo ủy quyền về việc vi phạm nghĩa vụ trước đó. Chủ sở hữu, cổ đông được ủy quyền đại diện chịu trách nhiệm trước bên thứ ba về trách nhiệm phát sinh từ quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền đại diện theo ủy quyền.

Trên đây, Bảo Tín đã giúp bạn nêu ra một số thông tin về nội dung của người đại diện theo ủy quyền doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào nữa bạn có thể liên hệ với chúng tôi, Bảo Tín sẽ luôn hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

3. Câu hỏi thường gặp

Người đại diện theo ủy quyền là người thông qua văn bản ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo giấy ủy quyền là người nhân danh và thay mặt bên người đại diện thành lập và tiến hành hoạt động kinh doanh. Thành viên hoặc cổ đông của công ty là một tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản để thay mặt người đại diện theo chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Luật doanh nghiệp.

Trừ khi có quy định khác trong các điều lệ của công ty, việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải tuân theo các quy định sau:

  • Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nắm giữ 35% vốn cổ phần trở lên được cử tối đa 3 người đại diện;
  • Tổ chức là cổ đông trong công ty cổ phần sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông được cử tối đa 3 người đại diện.

Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông của tổ chức phải:

  • Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, cổ đông hoặc thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của chủ sở hữu, cổ đông và thành viên trong hội đồng thành viên hoặc trong đại hội đồng cổ đông.
  • Người đại diện theo ủy quyền có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thành viên và Đại hội đồng; thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ủy quyền một cách trung thực, cẩn trọng đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên hợp danh và cổ đông được ủy quyền.
  • Người đại diện theo ủy quyền chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, cổ đông, người đại diện theo ủy quyền về việc vi phạm nghĩa vụ trước đó. Chủ sở hữu, cổ đông được ủy quyền đại diện chịu trách nhiệm trước bên thứ ba về trách nhiệm phát sinh từ quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền đại diện theo ủy quyền.
5/5 - (1 bình chọn)