Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra như thế nào? Hãy cùng Bảo Tín giải đáp thắc mắc qua bài viết này nhé

cách tính thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra

1. thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra là gì?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một loại thuế gián thu được tính vào giá trị tăng thêm của sản phẩm, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông, đến tiêu dùng. Người sử dụng hàng hóa, dịch vụ sẽ phải chịu thuế GTGT.

Tư vấn kế toán thuế

Block "so-dien-thoai" not found

1.1. thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì?

thuế giá trị gia tăng đầu vào (thuế GTGT đầu vào) là số thuế ghi trên hóa đơn đầu vào (liên đỏ) khi doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho công việc kinh doanh.

1.2. Thuế giá trị gia tăng đầu ra là gì?

Thuế giá trị gia tăng đầu ra (thuế GTGT đầu ra) là số thuế ghi trên hóa đơn đầu vào (liên xanh hoặc tím) khi doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

2. Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra.

2.1. Hướng dẫn tính thuế GTGT đầu vào – đầu ra theo phương pháp khấu trừ.

Đối tượng áp dụng:

Doanh nghiệp có thể tính thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra theo phương pháp khấu trừ là doanh nghiệp có doanh thu hàng năm trên 1 tỷ đồng ( nếu doanh thu dưới 1 tỉ nhưng tự nguyện thì vẫn được)  thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ (Trừ hộ kinh doanh cá nhân).

Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành các hoạt động thăm dò,  tìm kiếm, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp này do Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thuế thay.

Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp (còn hoạt động).

Các cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ.

Xem bài viết liên quan: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là gì? Cách tính chi tiết

2.2. Công thức tính thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra theo phương pháp khấu trừ

X= Y – Z

Trong đó:

X: Số thuế GTGT phải nộp.

Y: Số thuế GTGT đầu ra.

Z: Số thuế GTGT đầu vào.

Và Y được xác định như sau:

Y= D x E

D: Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra.

E: Thuế suất GTGT của hàng hóa dịch vụ (HHDV) đó.

Vậy số thuế GTGT phải nộp là:

X=  (D x E) – Z

2.3. Hướng dẫn tính thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra theo phương pháp trực tiếp

Theo phương pháo tính trực tiếp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra phải nộp bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT: Áp dụng với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

Số thuế GTGT phải nộp bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu: Áp dụng với doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng (nếu không tự nguyện đăng ký sử dụng phương pháp khấu trừ thuế) hoặc không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

* Về hóa đơn chứng từ:

Nếu nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế: Khi nộp thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn phải được ghi đầy đủ, đúng nội dung quy định, bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm (nếu có). Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng mà trên hóa đơn giá trị gia tăng không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Nếu nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: Sử dụng hóa đơn bán hàng.

Xem bài viết liên quan: Hướng dẫn 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

3. Dịch vụ làm tờ khai thuế giá trị gia tăng, kế toán thuế Bảo Tín

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi tạo các tờ khai thuế GTGT, bạn nên cần một dịch vụ kế toán có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để được giúp đỡ.

Tại Bảo Tín, chúng tôi cung cấp các dịch vụ:

  • Kế toán tổng hợp
  • Kế toán thuế
  • Báo cáo thuế hàng tháng
  • Dịch vụ kế toán thuế
  • Dịch vụ báo cáo tài chính
  • Thành lập doanh nghiệp

Liên hệ ngay công ty dịch vụ kế toán Bảo Tín để được tư vấn miễn phí:

  • Trụ sở: Số 4 Đường số 9, Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
  • Mail: dichvuketoanbaotin@gmail.com
  • Block "so-dien-thoai" not found

5/5 - (1 bình chọn)