Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những nội dung quan trọng trong báo cáo tài chính của năm. Kế toán cần phải nắm rõ các phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thuận tiện trong quá trình làm việc. Dưới đây công ty kế toán Bảo Tín sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm, phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và những kiến thức bổ ích liên quan nhé!
1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bản báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích tổng hợp lại các tình hình thu, chi tiền tệ của doanh nghiệp được phân loại theo 3 hoạt động như sau: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định.
Các dòng tiền có trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm:
- Dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh: Bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm hoặc thanh lý các tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính với mục đích dài hạn.
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến những hoạt động huy động vốn từ các chủ nợ và chủ sở hữu, hoàn trả vốn cho chủ nợ, mua lại cổ phần, chia lãi cho nhà đầu tư và chia cổ tức cho các cổ đông.
Xem thêm: Quy định về góp vốn điều lệ trong công ty, doanh nghiệp
2. Mục đích của việc lập ra báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thông qua các báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các hà quản trị có thể thấy được trong kỳ doanh nghiệp đã lấy tiền ở đâu và đã chi tiêu, sử dụng tiền vào những việc gì.
Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền thuần, lợi nhuận được xác định bằng sự chênh lệch giữa các dòng tiền vào và ra. Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn giúp đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn, đánh giá khả năng kiếm tiền nội sinh hay ngoại sinh.
Hơn nữa, nó còn giúp đối tượng dự báo các dòng tiền trong tương lai để đánh giá lại hoạt động kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện nguồn gốc của dòng tiền của một công ty, dòng tiền của một công ty là có thực và ít bị ảnh hưởng bởi những nguyên tắc của kế toán.
Xem thêm: Hướng dẫn kết chuyển thuế GTGT (giá trị gia tăng) cuối kỳ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cung cấp cho chúng ta thêm rất nhiều những thông tin quan trọng không có trong bảng cân đối kế toán và bản báo cáo kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh như sau:
- Bảng cân đối kế toán sẽ giúp thể hiện các giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản trong cùng một thời điểm. Vậy phải làm sao để biết được trong kỳ doanh nghiệp đã mua sắm và thanh lý bao nhiêu tài sản cố định? Làm sao để biết được trong kỳ doanh nghiệp đã đi vay hay trả nợ bao nhiêu?
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo nguyên tắc kế toán thực tế phát sinh chứ không nguyên tắc kế toán tiền mặt.
3. Cơ sở để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ được dựa vào:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh;
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳ trước;
- Các tài liệu kế toán khác như là Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “ Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định và các tài liệu kế toán chi tiết khác.
4. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần biết
4.1. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ quá trình hoạt động kinh doanh
Luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh sẽ phản ánh các luồng tiền vào và luồng tiền ra liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ bao gồm cả luồng tiền có liên quan đến chứng khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh
Luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh được lập theo một trong hai phương pháp đó là: phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp.
Nếu bạn cảm thấy khó trong việc lập báo cáo hoặc doanh nghiệp của bạn chưa có đủ nguồn lực về kế toán. Tham khảo dịch vụ kế toán của chúng tôi để có thể tiết kiệm thời gian và chi phí nhé.
4.2. Lập báo cáo từ các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư
Nguyên tắc lập:
Luồng tiền từ quá trình hoạt động đầu tư được lập và trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ các trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần đề cập trong đoạn 18 của Chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ“
Luồng tiền từ các hoạt động đầu tư được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có điều chỉnh:
Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào, ra trong kỳ từ những hoạt động đầu tư được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp.
Theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh, các luồng tiền vào và ra trong kỳ được xác định bằng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán có liên quan sau đó điều chỉnh cho lại ảnh hưởng của các khoản mục phi tiền tệ.
Thông tư này hướng dẫn việc lập luồng tiền từ các hoạt động đầu tư theo phương pháp trực tiếp. Trong trường hợp lập theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh, doanh nghiệp sẽ vận dụng phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được quy định tại Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất và các văn bản sửa đổi, bổ sung và thay thế.
Xem thêm: Hạch toán lương và các khoản trích lương quan trọng theo TT200
4.3. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ các hoạt động tài chính
Nguyên tắc lập:
- Luồng tiền từ các hoạt động tài chính được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần được đề cập trong Chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”
- Luồng tiền từ các hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có điều chỉnh.
- Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào và ra trong kỳ từ các hoạt động tài chính được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ việc ghi chép kế toán của doanh nghiệp.
- Theo phương pháp trực tiếp, các luồng liền vào và ra trong kỳ được xác định bằng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán có liên quan sau đó điều chỉnh cho ảnh hưởng của các khoản mục phi tiền tệ.
- Thông tư này hướng dẫn lập luồng tiền từ các hoạt động tài chính theo phương pháp trực tiếp. Trong trường hợp lập theo phương pháp trực tiếp có điều chỉnh, doanh nghiệp vận dụng phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được quy định tại Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập và trình bày nội dung của Báo cáo tài chính hợp nhất và các văn bản sửa đổi, bổ sung và thay thế.
Trên đây là một số thông tin về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà Bảo Tín đã tổng hợp được. Nếu bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến báo cáo lưu chuyển hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tận tình nhé!
5. Câu hỏi thường gặp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bản báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích tổng hợp lại các tình hình thu, chi tiền tệ của doanh nghiệp được phân loại theo 3 hoạt động như sau: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định.
Thông qua các báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các hà quản trị có thể thấy được trong kỳ doanh nghiệp đã lấy tiền ở đâu và đã chi tiêu, sử dụng tiền vào những việc gì.
Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền thuần, lợi nhuận được xác định bằng sự chênh lệch giữa các dòng tiền vào và ra. Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn giúp đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn, đánh giá khả năng kiếm tiền nội sinh hay ngoại sinh.
Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ được dựa vào:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh;
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳ trước;
- Các tài liệu kế toán khác như là Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “ Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định và các tài liệu kế toán chi tiết khác.