Bảng cân đối kế toán được xem là bức tranh tổng thể về báo cáo tài chính giúp cá chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư, các cổ đông,.. có thể theo dõi được tình hình “sức khỏe” của công ty mình từ đó đưa ra những quyết định cũng như là các chiến lược kinh tế phù hợp. Hãy cùng công ty kế toán Bảo Tín tìm hiểu về những nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán cho doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán theo TT200

1. Bảng cân đối tài chính là gì?

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp của một công ty phản ánh tổng quát  toàn bộ tài sản hiện có cũng như  vốn cần thiết để hình thành  tài sản của công ty vào một thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán phản ánh số liệu của toàn bộ  tài sản và  vốn khả dụng của công ty tại thời điểm lập báo cáo tài chính, do đó, bảng cân đối kế toán thường được xem như một bản tóm tắt nhanh tất cả các nguồn  tài chính của công ty tại một thời điểm cụ thể cuối năm. , cuối quý hoặc cuối tháng.

Xem thêm: Cách lập báo cáo quản trị mới nhất, chính xác nhất

2. Nguyên tắc lập bảng cân đối tài chính

Nguyên tắc lập bảng cân đối tài chính

2.1. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục.

  • Đối với công ty, doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh thông thường là 12 tháng, tài sản và nợ phải trả được phân loại là ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:
  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 1 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại tài sản ngắn hạn.
  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 1 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
  • Đối với công ty, doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, tài sản và nợ phải trả được phân loại là ngắn hạn và dài hạn theo các điều kiện sau:
  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;
  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được sắp xếp vào loại dài hạn

Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ phải thuyết minh rõ các đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh thông thường các bằng chứng về chu kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động. 

  • Đối với những công ty, doanh nghiệp do tính chất hoạt động kinh doanh không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợ phải trả sẽ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Khi lập bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện việc loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ…. giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.

Kỹ thuật loại trừ các khoản mục nội bộ khi tổng hợp báo cáo giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc sẽ được thực hiện tương tự như kỹ thuật hợp nhất báo cáo tài chính.

Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên bảng cân đối kế toán. Công ty, doanh nghiệp phải chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán Bảo Tín

2.2. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục.

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục.

  • Việc trình bày các chỉ tiêu của mẫu bảng cân đối kế toán khi công ty, doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục được thực hiện tương tự như trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khi đang hoạt động ngoại trừ một số có điều chỉnh như sau:
  • Không phân biệt ngắn hạn và dài hạn: Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán được lập không căn cứ vào thời hạn còn lại kể từ ngày lập báo cáo tài chính là trên 12 tháng hay không quá 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh thông thường hay trong một chu kỳ kinh doanh thông thường;
  • Các khoản dự phòng không được ghi nhận do tất cả tài sản và nợ phải trả đã được đánh giá lại về giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị có thể được thu hồi hoặc giá trị hợp lý;
  • Một số chỉ tiêu có phương pháp lập khác với bảng cân đối kế toán của công ty, doanh nghiệp đang hoạt động liên tục như sau:
  • Đối với chỉ tiêu “Chứng khoán kinh doanh” (Mã số 121)

Xem thêm: Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Chỉ tiêu này thể hiện giá trị ghi sổ của chứng khoán sau khi đánh giá lại. Công ty, doanh nghiệp không phải báo cáo chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh” vì số dự phòng giảm giá được ghi nhận trực tiếp theo giá trị ghi sổ của chứng khoán kinh doanh.

  • Các chỉ tiêu có liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đã được đánh giá lại các khoản đầu tư trên. Doanh nghiệp, công ty không phải trình bày chỉ tiêu “Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn” do số dự phòng được ghi nhận là giảm trực tiếp vào giá trị được ghi sổ của các khoản đầu tư.
  • Các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu được ghi nhận theo giá trị ghi sổ sau khi đã đánh giá lại các khoản phải thu. Doanh nghiệp, công ty không phải trình bày chỉ tiêu “Dự phòng phải thu khó đòi” do số dự phòng được ghi nhận là giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của các khoản cần phải thu.
  • Chỉ tiêu “Hàng tồn kho” có mã số 140

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị ghi sổ của hàng tồn kho sau khi đánh giá lại. Chỉ tiêu này bao gồm chi phí sản xuất, chi phí sản xuất dở dang, thiết bị, vật tư và phụ tùng thay thế được phân loại là dài hạn trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đang hoạt động liên tục. Doanh nghiệp không cần ghi nhận chỉ tiêu “dự phòng giảm giá hàng tồn kho” vì khoản dự phòng giảm giá được ghi nhận trực tiếp trên bảng cân đối kế toán.

  • Các chỉ tiêu liên quan đến tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, bất động sản đầu tư được phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đánh giá lại các tài sản trên. Doanh nghiệp không cần phải trình bày chỉ tiêu “ Nguyên giá” do giá trị ghi sổ sách là giá được đánh giá lại, không trình bày chỉ tiêu “Hao mòn lũy kế” do số khấu hao đã được ghi nhận là giảm trực tiếp vào giá trị sổ sách của tài sản.
  • Các chỉ tiêu khác được lập, trình bày bằng cách gộp nội dung và số liệu của các chỉ tiêu tương ứng ở phần dài hạn và ngắn hạn của công ty, doanh nghiệp đang hoạt động liên tục.

3. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Tất cả các tài sản phải được tài trợ bởi một nguồn tài trợ như nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Mỗi phần đều có tầm quan trọng về  kinh tế và pháp lý. Hãy xem những ý nghĩa đối với từng phần một:

3.1. Đối với phần tài sản.

  • Về mặt pháp lý: Phần tài sản sẽ phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản đang hiện có vào thời điểm lập báo cáo và thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
  • Về mặt kinh tế: Các số liệu ở phần tài sản cũng phản ánh quy mô và các loại vốn, tài sản của công ty, doanh nghiệp hiện có vào ngay thời điểm lập báo cáo, tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ như vốn bằng tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản cố định,…

Thông qua đó có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn của công ty, doanh nghiệp.

Xem thêm: Các phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần nắm rõ

3.2. Đối với phần nguồn vốn

  • Về mặt pháp lý: Phản ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản hiện đang có của doanh nghiệp vào tại thời điểm lập báo cáo. Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ là bao nhiêu và các chủ nợ sẽ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của công ty, doanh nghiệp.
  • Về mặt kinh tế: Số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu các nguồn vốn đã được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát mức độ tự chủ về tài chính và khả năng xảy ra rủi ro tài chính của công ty, doanh nghiệp.

4. Hạn chế của bảng cân đối kế toán

Hạn chế của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán giúp phản ánh giá trị bên trong sổ sách của các tài sản, được lập theo nguyên tắc giá gốc nên khá khó để có được sự ăn khớp giữa giá trị tài sản theo sổ sách với giá trị tài sản thực tế trên thị trường.

Bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh số liệu vào tại thời điểm mà kế toán lập báo cáo tài chính (thường là đầu kỳ hoặc cuối kỳ), chính vì vậy mà nếu chỉ dựa vào các con số trên bảng cân đối kế toán sẽ rất khó đánh giá được sự vận động của các loại tài sản và nguồn vốn trong cả thời kỳ hay giai đoạn.

Trên đây là những thông tin liên quan vấn đề cách lập mẫu bảng cân đối kế toán, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì có thể liên hệ trực tiếp với các kế toán của Bảo Tín để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

5. Câu hỏi thường gặp

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp của một công ty phản ánh tổng quát  toàn bộ tài sản hiện có cũng như  vốn cần thiết để hình thành  tài sản của công ty vào một thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh số liệu vào tại thời điểm mà kế toán lập báo cáo tài chính (thường là đầu kỳ hoặc cuối kỳ), chính vì vậy mà nếu chỉ dựa vào các con số trên bảng cân đối kế toán sẽ rất khó đánh giá được sự vận động của các loại tài sản và nguồn vốn trong cả thời kỳ hay giai đoạn.

  • Việc trình bày các chỉ tiêu của mẫu bảng cân đối kế toán khi công ty, doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục được thực hiện tương tự như trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khi đang hoạt động ngoại trừ một số có điều chỉnh như sau:
  • Không phân biệt ngắn hạn và dài hạn: Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán được lập không căn cứ vào thời hạn còn lại kể từ ngày lập báo cáo tài chính là trên 12 tháng hay không quá 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh thông thường hay trong một chu kỳ kinh doanh thông thường;
  • Các khoản dự phòng không được ghi nhận do tất cả tài sản và nợ phải trả đã được đánh giá lại về giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị có thể được thu hồi hoặc giá trị hợp lý;
  • Một số chỉ tiêu có phương pháp lập khác với bảng cân đối kế toán của công ty, doanh nghiệp đang hoạt động liên tục như sau:
  • Đối với chỉ tiêu “Chứng khoán kinh doanh” (Mã số 121)
5/5 - (1 bình chọn)