Dù phải nhiều ảnh hưởng do dịch Covid -19 để lại, tổng số thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp đã đạt 233.869 tỷ đồng. Do vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành ngân sách nhà nước nói chung. Hãy cùng Bảo Tín tìm hiểu về thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ động nhằm tránh những rủi ro vi phạm không đáng có.
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp có tên Tiếng Anh là Profit tax, là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của doanh nghiệp từ các hoạt động, sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo như quy định của pháp luật.
2. Cách tính thuế và mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp
2.1 Cách tính thuế TNDN
Theo Thông tư 96/2005/TT – BTC của Bộ tài chính, công thức tính thuế TNDN như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp | = | (Thu nhập tính thuế | – | Phần trích lập quỹ KH & CN) | x | Thuế suất thuế TNDN |
Trong đó:
Phần trích lập quỹ KH&CN: được trích tối đa là 10% thu nhập được tính thuế hàng năm.
Nếu doanh nghiệp không có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì công thức để tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Mức thuế thu nhập doanh nghiệp | = | Thu nhập tính thuế | x | Thuế suất thuế thu nhập của doanh nghiệp |
Trong đó:
Thu nhập tính thuế | = | Thu nhập chịu thuế | – | Thu nhập được miễn thuế | + | Các khoản lỗ được kết chuyển phải theo quy định |
2.2 Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Loại thuế suất |
Mức thuế suất |
Thuế suất thuế TNDN phổ thông |
20% |
Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam |
32 – 50% |
Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) |
40 – 50% |
3. Kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chính
Kê khai tạm nộp:
- Nếu số thuế tạm nộp > 75% số thuế phải nộp theo quyết toán năm: Nộp bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp cho kỳ được quyết toán.
- Nếu số thuế tạm nộp < 75% số thuế phải nộp theo quyết toán năm: Bên cạnh việc nộp bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp cho kỳ được quyết toán thì doanh nghiệp cần nộp thêm tiền phạt chậm nộp tính từ thời điểm kết thúc hạn nộp thuế quý thứ 3.
Quyết toán:
Các bước tiến hành quyết toán thuế TNDN như sau:
- Chọn tờ khai quyết toán số 03/TNDN;
- Chọn kỳ tính thuế, ngành nghề sản xuất kinh doanh, và các phụ lục cần thiết để kê khai (03-1A/TNDN và 03-2A/TNDN là hai phụ lục cơ bản mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường cần có);
- Nhập liệu các thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vào phụ lục 03-1A/TNDN, thông tin chuyển lỗ vào phụ lục 03-2A/TNDN và các phụ lục khác (nếu có). Các dữ liệu sau khi nhập ở phụ lục sẽ tự động chuyển về tờ khai quyết toán 03/TNDN.
Các chỉ tiêu và phụ lục khác vui lòng xem hướng dẫn chi tiết trên phần mềm kê khai thuế điện tử HTKK.
Xem thêm: Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi đăng ký kinh doanh là gì?
b) Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản
Kê khai tạm nộp
- Doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản: thực hiện tạm nộp như hoạt động sản xuất kinh doanh chính đã nêu mở mục 1 tại mục II hoặc khai theo thực tế phát sinh (nếu có nhu cầu);
- Doanh nghiệp phát sinh không thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản: thực hiện khai theo từng lần phát sinh tại tờ khai thuế TNDN mẫu số 02/TNDN.
Quyết toán
- Đối với doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì các bước quyết toán thuế TNDN được thực hiện như mục 1 tại mục II;
- Đối với doanh nghiệp phát sinh không thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì phải quyết toán riêng số thuế từ chuyển nhượng bất động sản theo phụ lục 03-5/TNDN cho tờ khai quyết toán 03/TNDN.
c) Đối với hoạt động chuyển nhượng vốn và chuyển nhượng chứng khoán
Kê khai tạm nộp
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế TNDN từ bán toàn bộ Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản thì thực hiện kê khai theo tờ khai 06/TNDN.
Quyết toán
Cả hai loại hoạt động từ chuyển nhượng vốn và chuyển nhượng chứng khoán đều được xác định số thuế từ thu nhập khác trên tờ khai quyết toán 03/TNDN.
d) Đối với các hoạt động khác ngoài bất động sản và chuyển nhượng vốn: được kê khai chung với hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
4. Các trường hợp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Một số loại thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thường gặp doanh nghiệp nên lưu ý như sau:
- Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp (và các dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh sản xuất với số lao động chiếm từ 30% trở lên là người khuyết tật, người sau cai có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người bị nhiễm HIV.
- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người đang cai nghiện, người bị nhiễm HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác;
- Thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh với các doanh nghiệp trong nước;
- Việc tài trợ được cấp cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn học, nghệ thuật, nhân đạo,…
- Thu nhập từ hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước giao từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong mảng tín dụng đầu tư, xuất khẩu, tín dụng cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn;…
- Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ trong những lĩnh vực được ưu tiên cho các tổ chức, các cá nhân tại các lĩnh vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn,…
5. Trình tự hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp
Các khoản thuế nộp thừa sau khi quyết toán được thực hiện bù trừ/ hoàn lại theo trình tự như sau:
- Bước 1: Bù trừ tự động lần lượt theo tiền thuế nợ (cùng nội dung kinh tế), thuế truy thu, tiền chậm nộp, tiền thuế phát sinh (cùng nội dung kinh tế) và tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo.
- Bước 2: Sau 6 tháng nếu doanh nghiệp bù trừ không hết thì doanh nghiệp có quyền làm quyết định hoàn thuế hoặc tiếp tục bù trừ với các lần nộp thuế tiếp theo.
- Bước 3: Nếu doanh nghiệp muốn hoàn thuế thì sau khi có quyết định hoàn thuế thì cơ quan quản lý thuế sẽ tiến hành thanh tra để đưa ra kết quả có được hoàn hay không và hoàn bao nhiêu theo Điều 77, Luật quản lý thuế 38/2019/QH14.
- Bước 4: Hoàn thuế (nếu có)
6. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thu lớn của nhà nước, phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp;
- Cung cấp căn cứ xây dựng một cái nhìn tổng quan về các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường;
- Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào thị trường Việt Nam thông qua ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trên thị trường phù hợp với các chủ trương phát triển của Chính phủ hiện nay.
7. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập phải chịu thuế trong kỳ của các doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gồm có các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người phải chịu thuế.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp mang đầy đủ các tính chất của thuế trực thu, thường mang tính lũy tiến, đảm bảo cho sự công bằng của xã hội.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập phải chịu thuế của các cơ sở kinh doanh nên nó phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định trên cơ sở thu nhập phải chịu thuế nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận thì mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thu nhập được hình thành thông qua các quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập quốc dân
Xem thêm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt
8. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp
8.1. Phạm vi điều chỉnh
Các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp và có hai điều kiện: thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp và có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó.
8.2 Đối tượng điều chỉnh
Về phần đối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Mục 1 Phần A Thông tư 130/2008/TT -BTC có quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:
- Những tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập theo quy định của Luật doanh nghiệp ,Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp Nhà nước, Văn phòng luật sư, Văn phòng công chứng tư;…
- Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực;
- Các tổ chức được thành lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực;
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.
Bài viết trên đây công ty kế toán Bảo Tín đã giúp bạn nắm bắt được những thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp và các đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào đặt ra về thuế thu nhập doanh thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất nhé.
9. Câu hỏi thượng gặp
Thuế thu nhập doanh nghiệp có tên Tiếng Anh là Profit tax, là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của doanh nghiệp từ các hoạt động, sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo như quy định của pháp luật.
Mức thuế thu nhập doanh nghiệp | = | Thu nhập tính thuế | x | Thuế suất thuế thu nhập của doanh nghiệp |
Một số loại thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thường gặp doanh nghiệp nên lưu ý như sau:
- Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp (và các dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh sản xuất với số lao động chiếm từ 30% trở lên là người khuyết tật, người sau cai có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người bị nhiễm HIV.
- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người đang cai nghiện, người bị nhiễm HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác;
- Thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh với các doanh nghiệp trong nước;
- Việc tài trợ được cấp cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn học, nghệ thuật, nhân đạo,…
- Thu nhập từ hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước giao từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong mảng tín dụng đầu tư, xuất khẩu, tín dụng cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn;…
- Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ trong những lĩnh vực được ưu tiên cho các tổ chức, các cá nhân tại các lĩnh vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn,…