Các công ty được thành lập để tham gia vào các hoạt động sản xuất và thương mại vì lợi nhuận. Trong các hoạt động đó, các công ty mong muốn có một cơ chế quản lý chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật để hạn chế rủi ro và không phải bị phạt. Vậy thuế giá trị gia tăng hàng nông sản sẽ được tính như thế nào. Bài viết dưới đây công ty kế toán Bảo Tín sẽ cùng bạn tìm hiểu về thuế suất giá trị gia tăng hàng nông sản.

Thuế giá trị gia tăng hàng nông sản

1. Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông cho đến tiêu dùng. Thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối mặt với toàn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu và được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ đó.

Người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước là đơn vị sản xuất, kinh doanh thuy nhiên người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Thuế giá trị gia tăng là gì? Và những điều cần lưu ý

2. Quy định về mức thuế giá trị gia tăng hàng nông sản

Quy định về mức thuế giá trị gia tăng hàng nông sản

2.1. Trong trường hợp mặt hàng nông sản không phải chịu thuế giá trị gia tăng hàng nông sản.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 219/2013 / TT BTC và Điều 1 Thông tư 26/2015 / TT BTC sửa đổi và bổ sung Thông tư 219/2013 / TT BTC: Các sản phẩm  từ việc trồng trọt (bao gồm cả  sản phẩm từ rừng trồng), chăn nuôi, thủy hải sản tự nuôi trồng hoặc được đánh bắt  chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế, làm sạch, bảo quản thông thường do tổ chức, cá nhân tự khai thác, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

Lưu ý: Các sản phẩm nông sản trong trường hợp này chỉ ở khâu sản xuất và nhập khẩu mới thuộc đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng hàng nông sản còn ở khâu thương mại thì phải chịu thuế giá trị gia tăng nông sản.

2.2. Hàng nông sản không kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng hàng nông sản và chịu thuế suất 5%.

Theo Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, các đối tượng không cần phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng hàng nông sản bao gồm:

Các doanh nghiệp và hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản chưa được chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ được sơ chế và bán cho các doanh nghiệp, hợp tác xã khác (ở khâu kinh doanh thương mại) thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng hàng nông sản;

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mua nông sản này để bán cho các đối tượng khác như cá nhân, các hộ kinh doanh, tổ chức khác thì phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng hàng nông sản là 5%;

Hộ kinh doanh, cá nhân, công ty, hợp tác xã và tổ chức khác nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng hàng nông sản theo thuế suất 1% trên doanh thu khi bán sản phẩm ở khâu thương mại.

2.3. Đối với trường hợp hàng nông sản chịu thuế giá trị gia tăng hàng nông sản là 0%

Thuế suất 0% áp dụng đối với nông sản xuất khẩu ra nước ngoài và vào các khu phi thuế quan (có thể hiểu đơn giản là nông sản trong khâu xuất khẩu). Vậy xuất khẩu nông sản có chịu thuế không?

Đối với cả trường hợp tổ chức sản xuất ra xuất khẩu và tổ chức kinh doanh thương mại mua hàng trong nước rồi xuất khẩu ra nước ngoài đều được áp dụng thuế suất 0%.

2.4.Trường hợp mặt hàng nông sản phải chịu thuế giá trị gia tăng hàng nông sản là 10%

Trường hợp sản phẩm là cây trồng, vật nuôi đã được tẩm ướp gia vị hoặc chế biến thành món ăn khác thì áp dụng mức thuế suất là 10% (đối với sản phẩm đang trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh).

3. Hậu quả của việc xuất sai thuế suất giá trị gia tăng

Hậu quả của việc xuất sai thuế suất giá trị gia tăng

Tại mục b khoản 5 điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC có hướng dẫn: “Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra và phát hiện thì sẽ xử lý như sau:

Đối với  doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ: Trường hợp thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) ghi trên hóa đơn mua vào cao hơn thuế suất trên chứng từ thuế giá trị gia tăng (GTGT) thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ theo thuế suất ghi trên chứng từ thuế GTGT.

Trường hợp phát hiện người bán đã kê khai, nộp thuế theo thuế suất trên hóa đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất trên hóa đơn, phải có xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp người bán. Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng (GTGT) thì khấu trừ theo thuế suất ghi trên hóa đơn.

Xem thêm: Hướng dẫn 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Trên đây là toàn bộ thông tin về nội dung thuế suất thuế giá trị gia tăng hàng nông sản mà chúng tôi đã tìm hiểu được. Căn cứ vào những thông tin được cung cấp bên trên sẽ giúp bạn biết được mặt hàng nông sản mà doanh nghiệp đang kinh doanh sẽ phải chịu mức thuế như thế nào theo quy định của pháp luật.

4. Câu hỏi thường gặp

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông cho đến tiêu dùng. Thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối mặt với toàn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu và được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ đó.

Trường hợp sản phẩm là cây trồng, vật nuôi đã được tẩm ướp gia vị hoặc chế biến thành món ăn khác thì áp dụng mức thuế suất là 10% (đối với sản phẩm đang trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh)

Đối với cả trường hợp tổ chức sản xuất ra xuất khẩu và tổ chức kinh doanh thương mại mua hàng trong nước rồi xuất khẩu ra nước ngoài đều được áp dụng thuế suất 0%

5/5 - (1 bình chọn)